Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạc quan về kinh tế toàn cầu

Viện Nghiên cứu Carnegie (Mỹ) vừa tổ chức cuộc trao đổi với đại diện Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Viện Tài chính quốc tế (IIF), Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) về tình hình kinh tế thế giới và dự báo triển vọng 2010.

Năm 2009, kinh tế thế giới đã tránh được sự lây lan của những hậu quả xấu. Ảnh minh họa

Các chuyên gia cho rằng năm 2009 là một trong những năm tình hình kinh tế xấu nhất trong lịch sử gần đây nhưng lại kết thúc bằng một số dấu hiệu tích cực cho thấy các nền kinh tế lớn đang thoát khỏi suy thoái.

Vào tháng 1/2009, IMF dự đoán các nền kinh tế phát triển sẽ chưa ra khỏi suy thoái trước giữa năm 2010. Tuy nhiên các nền kinh tế này đã đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 2% trong quý III/2009; còn các nền kinh tế mới nổi đã đạt tốc độ tăng trưởng tới 8% trong quý II và III, cao hơn dự báo khoảng 2%. Ngoài ra, thương mại và sản lượng công nghiệp toàn cầu đều phục hồi mạnh.

Theo các chuyên gia, những nhân tố chính dẫn tới sự phục hồi mạnh hơn dự kiến trong năm 2009 là do hầu hết các chương trình cứu trợ tài chính và kích thích kinh tế ở các nền kinh tế phát triển đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, châu Á, nơi nền tảng kinh tế (như tài chính và ngân sách công) vốn đã lành mạnh trước khủng hoảng, đã phục hồi nhanh, kéo theo sự phục hồi của kinh tế thế giới. Thế giới đã tránh được sự lây lan của những hậu quả xấu, như khủng hoảng nợ quốc gia, đua nhau hạ giá hối đoái và chiến tranh thương mại.

Trong cuộc trao đổi, các chuyên gia tỏ ý lạc quan về tình hình kinh tế năm 2010, nhờ những nhân tố chủ yếu sau: Các nền kinh tế đang nổi lên, vốn không bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và có nền tảng kinh tế mạnh, đang đóng vai trò ngày càng lớn và nhờ đó sẽ hỗ trợ tiến trình phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Các công ty Mỹ, đặc biệt là ngoài khu vực tài chính, đã phản ứng nhanh và kiên quyết với khủng hoảng, nhờ đó mà đã đạt mức lợi nhuận cao hơn dự đoán trong năm 2009. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty sớm phục hồi nhu cầu lao động, tích trữ hàng hoá và đầu tư và vì thế tình hình việc làm sẽ được cải thiện từ giữa 2010.

Chính sách của các quốc gia về cơ bản vẫn tích cực. Phần lớn chương trình kích thích kinh tế chưa đi vào thị trường, ví dụ Mỹ mới chỉ chi có 1/3 kế hoạch kích thích kinh tế cả gói. Các chương trình cứu trợ tài chính đang được rút dần tuỳ theo tín hiệu của thị trường. Chính sách lãi suất thấp sẽ tiếp tục khuyến khích tiêu dùng và làm tăng nhu cầu đầu tư.

Tuy nhiên, có một số nhân tố có thể cản trở tiến trình phục hồi. Đó là với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 10% ở các nền kinh tế phát triển, tiền lương thấp và mức tăng thu nhập chậm, nhu cầu tiêu dùng sẽ chưa tăng nhanh; khu vực kinh tế tư nhân yếu sẽ làm cho tiến trình phục hồi kinh tế chậm; do thua lỗ lớn, các ngân hàng sẽ phải cắt giảm tín dụng và cho vay. Đặc biệt các ngân hàng khu vực sẽ chịu ảnh hưởng xấu của thị trường tài sản thương mại yếu.

Về những nhân tố có thể tác động, cả tích cực lẫn tiêu cực, tới triển vọng kinh tế 2010, các chuyên gia cho rằng: Giá nguyên liệu có thể giảm mạnh, làm tăng lợi nhuận ở các nền kinh tế phát triển; lạm phát và bong bóng tài sản thương mại đang tăng lên, nhưng chỉ xuất hiện ở một số nước, chứ không lan rộng ra quy mô toàn cầu; chính sách thắt chặt tiền tệ có thể trở thành nhân tố lớn nhất cản trở tiến trình phục hồi. Các quy định mới về tài chính, như yêu cầu vốn cao hơn, nếu được áp dụng sớm có thể gây khó khăn cho khu vực ngân hàng; nợ đang trở thành gánh nặng đối với các nền kinh tế lớn, trong đó có cả Mỹ và Anh. Các nền kinh tế mắc nợ nhiều sẽ buộc phải tính tới nhiều giải pháp, như tăng thuế, thay đổi cơ cấu nợ hoặc quay trở lại với các chính sách tài chính bền vững hơn; chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch cũng là vấn đề cần theo dõi, nhất là khi tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục ở mức cao…

Các chuyên gia cũng đưa ra một số khuyến nghị: Chính sách kích thích tài chính cần được duy trì trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên kích thích tài chính chỉ có tác dụng ngắn hạn chứ không phải chiến lược tăng trưởng. Tương tự như vậy, chính sách tiền tệ cần tiếp tục hỗ trợ cho phục hồi, nhưng phải thận trọng, tránh cho vay dễ dãi ồ ạt. Các nước cần làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy tín dụng. Tín dụng cần có sẵn khi nhu cầu tăng lên...

(Theo Nguyễn C // Tin Chính phủ)

  • Gánh nặng lớn trên vai GDP
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không nên cứng nhắc
  • 7 dự án đầu tư trường học, khu dân cư và chợ thương mại ở Nghệ An
  • Hỗ trợ 23.090 tấn gạo cho dân kỳ giáp hạt
  • Mở rộng Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo
  • Tích cực vào cuộc bảo vệ hệ thống sông Đồng Nai
  • Thêm cầu nối cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế
  • Cải cách mạnh mẽ chính sách đối với thị trường bất động sản và nhà ở
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi