Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí VN

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi và tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.

Ngành, nghề kinh doanh chính của PVN là nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, làm dịch vụ về dầu khí trong và ngoài nước;... Ảnh minh họa

Điều lệ nêu rõ: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là tổ hợp doanh nghiệp và đơn vị, không có tư cách pháp nhân, bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (doanh nghiệp cấp I); các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo, chăm sóc sức khỏe và y tế; công ty con của PVN (doanh nghiệp cấp II); công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo; các doanh nghiệp liên kết Tập đoàn.

Theo điều lệ, sẽ tập trung phát triển PVN  thành tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí là ngành kinh doanh chính.

Ngành, nghề kinh doanh chính của PVN là nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, làm dịch vụ về dầu khí trong và ngoài nước; đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón;...

Vốn điều lệ của PVN tại thời điểm chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên là 177.628,383.625.944 tỷ đồng.

Quyết định cũng nêu rõ, Nhà nước là chủ sở hữu của PVN. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với PVN.

Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của PVN gồm có: Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc; các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; bộ máy giúp việc, Ban Kiểm soát nội bộ; các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Hội đồng thành viên là cơ quan đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà nước tại PVN; các thành viên Hội đồng thành viên cùng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng thành viên gây thiệt hại cho PVN và chủ sở hữu, trừ thành viên biểu quyết không tán thành quyết định này.

Hội đồng thành viên PVN có từ 5-9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc thay thế, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Người lao động trong PVN tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua các hình thức và tổ chức như Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu công nhân viên chức các cấp của PVN; tổ chức Công đoàn PVN; Ban Thanh tra nhân dân;  thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tổ cáo theo quy định của pháp luật.

(Theo Hoàng Diên // Tin Chính phủ)

  • Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát động Tết trồng cây
  • Áp dụng chuẩn nghèo mới từ ngày 1-1
  • Thủ tướng chấn chỉnh việc tổ chức lễ hội
  • Triển khai quyết định nhân sự của Bộ Chính trị
  • Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư BCHTW Đảng khoá XI
  • Thủ tướng nêu các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011
  • Chính phủ: “Năm 2011 không tăng trưởng bằng mọi giá”
  • Chống tham nhũng và những nghịch lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi