Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khuyến khích Chương trình liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chính phủ khuyến khích việc liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long trong việc triển khai, thực hiện các chương trình, đề án liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã cho phép về chủ trương triển khai, khuyến khích thực hiện Chương trình liên kết nói trên.

Theo đó, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, đề án, bảo đảm gắn kết được sự phát triển của từng lĩnh vực, từng địa phương với phát triển của toàn vùng, nằm phát huy lợi thế, hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng lĩnh vực.

Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết, để phát huy thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp của vùng ĐBSCL, Ban đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và UBND 13 tỉnh, thành trong Vùng xây dựng, triển khai Chương trình liên kết vùng trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và đào tạo nghề cho nông dân.

Các dự án sẽ được triển khai gồm: phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; phát triển sản xuất và tiêu thụ cây ăn trái; phát triển sản xuất và tiêu thụ cá da trơn, tôm; đào tạo nghề nông thôn và hoàn thiện cơ chế, chính sách để thực hiện các lĩnh vực này.

Hiện chương trình đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất chủ trương đưa vào chương trình hành động của Chính phủ thực hiện "Nghị quyết Tam nông" để phối hợp với UBND 13 tỉnh, thành Tây Nam bộ thực hiện.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng ĐBSCL ước tăng 10,12%, Một số tỉnh có mức tăng khá như: Cần Thơ 15% (2008: 15,41%), Hậu Giang 12,6% (2008: 13,07%), Cà Mau, 12% (2008: 14%), Đồng Tháp 11,02% (2008: 15,67%), Kiên Giang 10,4% (2008: 12,6%), Vĩnh Long 9% (2008: 13,5%), An Giang 8,67% (2008: 14,19%), Sóc Trăng 8,5% (2008: 13,5%), Long An 7,8% (2008: 14,3%), Bến Tre 7,5% (2008: 10,6%), Trà Vinh 7,01% (2008: 13,77%)... 

Được xem là kho dự trữ lương thực cho an ninh quốc gia, năm 2009 sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL ước đạt khoảng 20,6 triệu tấn, tăng 1,6 triệu tấn so với năm 2008. Mặc dù sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm giảm, tuy nhiên những tháng cuối năm 2009 và hiện nay đang tăng trở lại do nhu cầu phục hồi. Tính tới thời điểm gần cuối năm 2009, sản lượng thuỷ hải sản ước đã đạt 2,64 triệu tấn, tăng 340 ngàn tấn, tăng 14,78% so với năm 2008 (2,3 triệu tấn).

 


(Theo Gia Vi // Tin Chính phủ // Công văn số 740/VPCP-KTN)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi