Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 2/2010, công bố dự kiến lượng gạo hàng hóa xuất khẩuccc

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở kết quả xuất khẩu gạo năm 2009, dự báo sản lượng lúa gạo hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng nội địa năm 2010, cân đối và công bố trong tháng 2/2010 lượng gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm nay.

Theo các chuyên gia dự báo, thị trường gạo năm 2010 sẽ sôi động hơn 2009 và giá xuất khẩu cũng tăng cao hơn - Ảnh minh họa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh chỉ đạo sản xuất để có các sản phẩm gạo phù hợp nhu cầu thị trường.

Chủ động vốn cho vay mua lúa, gạo

 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước chủ động cân đối, bảo đảm nguồn vốn ngay từ đầu năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đồng thời, chủ động xem xét, giải quyết việc vay vượt 15% vốn tự có nếu Tổng công ty (Tcty) Lương thực miền Nam và Tcty Lương thực miền Bắc có đề nghị và mức vay tối đa trong trường hợp này, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức hệ thống thông tin cập nhật định kỳ về giá thành sản xuất lúa, giá bán lúa của nông dân, nhất là ở các vùng có sản lượng lúa hàng hóa lớn, giá gạo lưu thông trong nước và giá mua gạo xuất khẩu để phục vụ công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo nhằm bảo đảm lợi ích cao nhất của người trồng lúa và bình ổn giá gạo thị trường trong nước.

Tăng cường các hợp đồng xuất khẩu gạo khối lượng lớn

Bộ Công Thương và Tổ điều hành xuất khẩu gạo liên Bộ chỉ đạo các Tổng công ty lương thực nhà nước tăng cường giao dịch, ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung có khối lượng lớn để tiêu thụ có hiệu quả lượng gạo vụ đông xuân và hè thu trong năm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo; theo dõi tình hình kinh doanh, thị trường lúa gạo trong, ngoài nước để chủ động phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xử lý các vấn đề phát sinh; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

VFA đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm thị trường, khách hàng mới trong các năm 2010-2011; báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các yêu cầu cụ thể để khai thông thị trường, bảo đảm ký được các hợp đồng lớn, ổn định và có hiệu quả; hướng dẫn khung giá xuất khẩu; kiểm soát việc thực hiện xuất khẩu vào các thị trường tập trung; tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu linh hoạt có tính đến yêu cầu bảo đảm việc giao dịch, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng tập trung có sự thỏa thuận của Chính phủ nước ta và Chính phủ các nước; phối hợp với các cơ quan liên quan điều phối linh hoạt việc giao hàng tại cảng, bảo đảm đủ hàng, tránh ứ đọng phương tiện giao nhận và giữ ổn định giá các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo.

Tăng dần tỷ lệ thu mua hàng hóa trực tiếp cho nông dân

Trong năm 2009, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn các loại. Chiếm 15% thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu, nhưng hạt gạo Việt Nam giá trị xuất còn thấp, một bộ phận đời sống người trồng lúa còn gặp khó khăn. Năm 2010, các chuyên gia thị trường cho rằng, sẽ có nhiều triển vọng cho ngành gạo nhưng cũng là năm đầy biến động và thử thách, các doanh nghiệp cần liên kết lại để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.

UBND các tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Tổ điều hành xuất khẩu gạo liên Bộ và VFA chỉ đạo sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo theo hướng: hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức các kênh thu mua, phân phối lúa gạo; tăng dần tỷ lệ thu mua hàng hóa trực tiếp cho nông dân; kiểm soát giá xuất khẩu theo quy định hiện hành; nâng cao chất lượng lúa, gạo xuất khẩu; tăng cường và hỗ trợ các dịch vụ phục vụ sản xuất và cung ứng vật tư nông nghiệp; chủ động phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bình ổn giá gạo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tcty Lương thực miền Nam, Tcty Lương thực miền Bắc trực tiếp chỉ đạo các đơn vị thành viên chủ động tổ chức thu mua lúa, gạo cho nông dân, nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ các vụ chính trong năm; tiếp tục thực hiện giao dịch với các thị trường có nhu cầu nhập khẩu khối lượng lớn để chủ động có kế hoạch xuất khẩu gạo sau vụ hè thu năm 2010 và chuẩn bị cho vụ đông xuân 2010-2011; định kỳ báo cáo Bộ Công Thương và Tổ điều hành xuất khẩu gạo liên Bộ xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình giao dịch, ký kết và tổ chức giao hàng đối với các hợp đồng tập trung.

 Lập quỹ đầu tư, hỗ trợ

Trao đổi với phóng viên, ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch VFA cho biết, dù năm 2010 dự báo tiêu thụ gạo của thế giới tăng 6%, mua bán gạo tăng 4%, sản xuất lúa gạo của nhiều nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản bị giảm, nhưng VFA vẫn cho rằng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 có nhiều khó khăn và khó dự báo.

Để đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân theo chủ trương của Chính phủ, VFA đã quyết định lập quỹ đầu tư, hỗ trợ nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo, đảm bảo thu nhập cho nông dân. Quỹ này sẽ hoạt động ngay trong năm 2010, bảo đảm những hỗ trợ sẽ đến tận tay người dân.

Quỹ sẽ ưu tiên hỗ trợ công tác nghiên cứu, sản xuất lúa giống xác nhận cung cấp cho nông dân vì hiện nay tỉ lệ lúa giống xác nhận gieo sạ còn rất thấp. Ngoài ra, quỹ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân vay không lãi suất (hoặc hỗ trợ lãi suất) để đầu tư xây dựng hệ thống liên hoàn gồm: sấy lúa, xay xát, kho bảo quản... hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo...

Để tránh tình trạng thương lái ép giá khi mua lúa của nông dân, VFA đã chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên tổ chức lực lượng thương lái và các nhà máy xay xát trở thành vệ tinh của doanh nghiệp xuất khẩu.

“Bắt đầu từ vụ hè thu 2010 tới đây lực lượng thương lái này sẽ chính thức hoạt động. Họ sẽ xuống dân thu mua lúa theo giá sàn doanh nghiệp xuất khẩu ấn định. Trong trường hợp sau khi mua lúa về xay xát mà giá thị trường có giảm thì doanh nghiệp cũng mua lại với giá đã thông báo trước đó. Cách làm này đảm bảo cả nông dân và thương lái không bị thiệt thòi” - ông Phong nói.

(Theo Tuấn Khang // Tin Chính phủ // Công văn 221/TTg-KTTH)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi