Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy định về 3 Tổng cục mới thuộc ngành Nông nghiệp

Thủ tướng vừa quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản, 3 Tổng cục mới được thành lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phát triển nông - lâm - thủy sản theo hướng chuyên nghiệp hóa

Về vị trí và chức năng, 3 Tổng cục nói trên thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản; chỉ đạo các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của từng Tổng cục.

Tổng cục Thủy lợi thực hiện 21 nhiệm vụ, quyền hạn

Thủ tướng giao cho Tổng cục Thủy lợi 21 nhiệm vụ, quyền hạn mang tính chất đặc thù như: Phê duyệt các dự án điều tra cơ bản, dự án quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi các vùng, liên tỉnh, các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp, phục vụ đa mục tiêu gắn với các ngành phát triển kinh tế - xã hội; khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi, cấp thoát nước, nước sạch nông thôn; phòng, chống tác hại do nước gây ra; phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai; quy hoạch, điều chỉnh đê điều...

Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Thủy lợi có 8 tổ chức giúp việc có chức năng quản lý nhà nước và 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản lý, phát triển rừng

Tổng cục Lâm nghiệp được giao 22 nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó nổi bật lên các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; bảo tồn thiên nhiên rừng; quản lý giống cây lâm nghiệp và khai thác, sử dụng rừng hợp lý.

Tổng cục sẽ trực tiếp chỉ đạo và xây dựng, kiểm tra việc thực hiện các đề án, dự án, cơ chế chính sách phát triển rừng gắn với xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân ở những vùng có rừng. Bên cạnh đó, Tổng cục cũng chú trọng việc xây dựng các khu rừng đặc dụng, bảo vệ những loài thực vật, động vật rừng quý hiếm.

Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Lâm nghiệp có 9 tổ chức giúp việc Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 7 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Chuyên nghiệp hóa việc nuôi trồng, khai thác thủy sản

Với 21 nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù của ngành được Thủ tướng giao phó, Tổng cục Thủy sản chịu trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nhất là các giống thủy sản quý hiếm, có năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao; hướng dẫn, tổ chức nuôi trồng, khai thác thủy sản; quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thủy sản.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản còn có công tác chỉ đạo các hoạt động bảo đảm an toàn cho người và tàu cá khai thác thủy sản bằng cách phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quản lý tàu cá trong vùng biên, tuyến khai thác cá; hướng dẫn thông tin liên lạc, phòng tránh thiên tai, thực hiện cứu hộ, cứu nạn tàu cá trên biển và thực hiện việc phối hợp xử lý tàu nước ngoài hoạt động nghề cá trái phép tại vùng biển của Việt Nam.

Tổng cục Thủy sản có 6 đơn vị giúp việc Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và có 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Cả 3 Tổng cục nói trên đều có Tổng Cục trưởng do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm và có không quá 3 Phó Tổng cục trưởng

(Theo Minh Đức // Tin Chính phủ // Quyết định số 3,4,5/2010/QĐ-TTg)

  • Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác Việt Nam- Slovakia
  • Chế độ trần lãi suất - "phác đồ điều trị" hiệu quả *
  • Phòng, chống ma túy là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài
  • Tăng cường hợp tác giáo dục - đào tạo với một số nước ASEAN
  • Cải cách mạnh mẽ chính sách đối với thị trường bất động sản và nhà ở
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải dân chủ hóa hơn nữa nền quản trị toàn cầu
  • Thúc đẩy phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
  • Tại WEF 2010: Thủ tướng thuyết trình về kinh nghiệm của Việt Nam đối phó với khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi