Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng cường hợp tác giáo dục - đào tạo với một số nước ASEAN

 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân và người đứng đầu ngành Giáo dục một số nước ASEAN đã thống nhất nhiều hợp tác cụ thể trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Giáo dục Malaysia - Ảnh: Chinhphu.vn

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 45 tại Cebu - Philippines, ngày 27/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã có các buổi tiếp Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Giáo dục Malaysia, Bộ trưởng Giáo dục Philippines và Bộ trưởng Giáo dục Singapore.

Tại buổi tiếp Phó Thủ tướng Malaysia, ngài Tan Sri Muhyiddin Yassin, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng hai bên cần phối hợp chặt chẽ thúc đẩy toàn diện các thế mạnh để tương xứng với tiềm năng hợp tác còn rất lớn.

Hai Phó Thủ tướng thống nhất sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác song phương về đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ giữa các trường đại học Việt Nam với các trường của Malaysia, khuyến khích tăng cường các hoạt động giao lưu giữa giáo viên và học sinh của hai nước.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Philippines - Ảnh: Chinhphu.vn

Tiếp Bộ trưởng Giáo dục Philippines, ngài Datu Jesli A Lapus, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao nỗ lực tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN của nước chủ nhà và khẳng định trong nhiệm kỳ lần thứ 45, Việt Nam sẽ đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của tổ chức SEAMEO (Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN).

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, các hoạt động hợp tác song phương giữa Việt Nam và Philippines trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cho đến nay còn hạn chế, chủ yếu là thông qua các hoạt động hợp tác đa phương và các chương trình dự án với một số đối tác thứ ba.

Hai vị lãnh đạo ngành giáo dục của hai nước thống nhất cho rằng, cần xây dựng các chương trình hợp tác về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam và Philippines trên các lĩnh vực mà 2 bên có thế mạnh.

Cụ thể, Việt Nam sẽ lập kế hoạch hỗ trợ Philippines đào tạo những học sinh giỏi về toán học ở mọi cấp học.  Philippines hỗ trợ Việt Nam đào tạo y tá và điều dưỡng viên trình độ quốc tế.

Tiếp Bộ trưởng Giáo dục Singapore, ngài Eng Hen, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tới Hiệp định kết nối Việt Nam – Singapore mà trong đó, giáo dục đào tạo là 1 trong 6 lĩnh vực kết nối giữa hai nước.

Hai vị lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam và Singapore khẳng định sự đúng đắn của quyết định thành lập “Trung tâm xuất sắc” tại Việt  Nam. Theo đó, trong 2 năm ( 2008 và 2009), với kinh nghiệm đào tạo hiệu trưởng cấp 2, cấp 3, Singapore đã đào tạo hàng nghìn cán bộ quản lý giáo dục cho Việt Nam. Dự kiến hết năm 2010 sẽ kết thúc đợt đào tạo đầu tiên và tổ chức sơ kết chương trình hợp tác này.

Hai Bộ trưởng đã thống nhất cao việc tiếp tục hợp tác trong một số nội dung như kết nghĩa giữa các trường học, cung cấp học bổng cho học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục của Việt Nam, đào tạo tiếng Anh và trao đổi giáo viên.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi