Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo điều kiện cho Công đoàn mua cổ phần để tham gia HĐQT

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, việc tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn mua cổ phần là để người lao động có vai trò, tiếng nói đại diện trong Hội đồng quản trị, chứ không nhằm mục đích kinh doanh.

Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 2/6, trong buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những ý kiến chỉ đạo quan trọng. Thủ tướng cho rằng, trong thành tựu chung của đất nước thời gian qua, có sự đóng góp to lớn, tích cực, thiết thực của tổ chức Công đoàn, giai cấp công nhân và người lao động trong cả nước

Tổng LĐLĐ có thể chủ động hơn

Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Đặng Ngọc Tùng cho biết, tình hình tranh chấp lao động và đình công năm 2009 đã giảm hẳn so với năm 2008.

Sự phối hợp công tác giữa Tổng LĐLĐ với Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương ngày càng được tăng cường, có hiệu quả thiết thực, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo, nâng cao đời sống người lao động.

Thủ tướng đánh giá, trong thời gian qua, các cấp Công đoàn đã tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, góp phần ổn định quan hệ lao động và sản xuất kinh doanh ở cơ sở.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi ý, “khi cần thiết, Tổng LĐLĐ có thể chủ động đề xuất làm việc với Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng để trao đổi, phối hợp làm việc, không cần phải chờ đến họp định kỳ giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn”..

Để Công đoàn có tiếng nói trong HĐQT

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho ý kiến về một số kiến nghị của Tổng LĐLĐ.

Về việc bán cổ phần cho tổ chức Công đoàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành chức năng và Tổng LĐLĐ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ theo hướng tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp được mua cổ phần với mức giá ưu đãi cho người lao động theo quy định, bằng nguồn quỹ hợp pháp của Công đoàn.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ, việc này nhằm mục đích để đại diện của Công đoàn có thể tham gia Hội đồng quản trị, có vai trò, tiếng nói đại diện của người lao động trong Hội đồng quản trị doanh nghiệp, chứ không nhằm kinh doanh.

Về hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng lực cho các trường, trung tâm dạy nghề của hệ thống công đoàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phải đi liền với việc chú trọng chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Đồng ý chủ trương mở rộng cơ sở 2 Trường Đại học Công đoàn tại Hưng Yên, Thủ tướng đề nghị Tổng LĐLĐ tiếp tục các thủ tục theo luật định, bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung các trường đại học, cao đẳng, gửi các Bộ, ngành chức năng liên quan thẩm định.

Phát triển nhà ở cho công nhân

Về nhà ở cho người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Tổng LĐLĐ tiếp tục xây dựng các cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động.

Bộ Xây dựng chủ trì, tích cực đẩy mạnh việc triển khai các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế chính sách phát triển nhà ở cho công nhân, lao động ở các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại khu đô thị. Đồng thời, chủ trì kiểm tra, rà soát việc phê duyệt quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, đảm bảo yêu cầu các địa phương và chủ đầu tư phải có các giải pháp đồng bộ để đáp ứng nhu cầu ở cho công nhân và người lao động.

Thủ tướng đồng ý việc cần phải bổ sung chính sách cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhưng nằm ngoài khu công nghiệp có quỹ đất để xây nhà ở cho công nhân, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì thực hiện việc này.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến nay đã có 24 dự án xây dựng nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp được đăng ký và một số dự án đã được khởi công xây dựng.

 Trước hiện tượng người sử dụng lao động chiếm dụng tiền BHXH của người lao động đã đóng,  Thủ tướng giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Tổng LĐLĐ rà soát khung pháp lý, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách nhằm khắc phục vấn đề này.

(Theo Văn Hiến Ảnh: Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

  • Tiếp tục đề ra chương trình hành động cho hội nhập
  • Phiên họp Chính phủ tháng 5/2010: Tiếp tục mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
  • Phê duyệt đề xuất đầu tư đường ô tô cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
  • Thúc đẩy xây dựng hạ tầng vùng Nam Trung Bộ
  • Các tập đoàn kinh tế sử dụng vốn và đất đai còn lãng phí
  • Hội nghị toàn quốc về HĐND và UBND các cấp trong tháng 9/2010
  • Đẩy mạnh xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại
  • Đường sắt cao tốc: Cân nhắc kỹ hiệu quả đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi