Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng đối thoại với các CEO hàng đầu thế giới

Ngày 28/1, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi đối thoại hấp dẫn với các tổng giám đốc điều hành (CEO) của hơn 20 tập đoàn hàng đầu thế giới đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Sỹ… về sự phát triển của kinh tế Việt Nam, thách thức và cơ hội của Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ hai từ bên phải) đối thoại với các CEO hàng đầu thế giới - Ảnh Chinhphu.vn

Trao đổi với các CEO hàng đầu thế giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Bất chấp những khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2009 vẫn đạt 21,48 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ vươn lên trở thành nhà đầu tư hàng đầu với 9,8 tỷ USD vốn đăng ký.

Cộng đồng quốc tế tiếp tục thể hiện sự tín nhiệm và đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam trong trung và dài hạn khi dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA kỷ lục hơn 8 tỷ USD trong năm tài khóa 2010; GDP tăng 5,32% là do Việt Nam triển khai quyết liệt, đồng bộ và linh hoạt các gói giải pháp kinh tế, kịp thời điều chỉnh mục tiêu từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang  ưu tiên ngăn chặn suy giảm kinh tế và kích thích kinh tế phát triển.

Việt Nam nhìn nhận cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay như một cơ hội để đưa nền kinh tế có những bước chuyển mạnh mẽ chứ không chỉ có thách thức. Những kết quả đạt được trong năm qua không chỉ cho thấy khả năng thích ứng của nền kinh tế (resilience) trước các biến động, khả năng điều hành kinh tế của Chính phủ mà còn cho thấy Việt  Nam đã có thể tận dụng những cơ hội từ khủng hoảng. 

Thủ tướng tin tưởng rằng đã tới lúc Việt Nam cần chuẩn bị cho một làn sóng tăng trưởng mới, trong đó tốc độ tăng trưởng không quan trọng bằng cách thức tăng trưởng. Để đón đầu làn sóng tăng trưởng này, ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2010 sẽ là (i) Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ mọi khó khăn; (ii) Tập trung mọi nỗ lực thúc đẩy đầu tư, đặc biệt đẩy mạnh đầu tư công như cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu; (iii) Giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng trong lĩnh vực giảm nghèo, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các CEO - Ảnh Chinhphu.vn

Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế gắn với thay đổi cách thức tiêu dùng, sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong phát triển nhằm hướng tới phát triển bền vững, phát triển xanh; Cải thiện hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy cổ phần hóa và xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho mọi thành phần kinh tế, kiên quyết chống tham nhũng và đẩy mạnh cải cách hành chính; Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; Duy trì đối thoại thường xuyên với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Giải đáp mối quan tâm của các CEO về môi trường đầu tư và tiềm năng của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Môi trường chính trị và xã hội của Việt Nam ổn định ngay cả trong giai đoạn khó khăn kinh tế sẽ là nhân tố tích cực tạo nên môi trường đầu tư thuận lợi tại Việt Nam.

Đồng thời, các tập đoàn hàng đầu thế giới khi đến Việt Nam sẽ  có cơ hội tiếp cận với thị trường hơn 86 triệu người tiêu dùng, đi vào thị trường rộng lớn hơn của trên 600 triệu người tiêu dùng ASEAN và xa hơn nữa là các thị trường rộng lớn nhờ sự hình thành các khu vực tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc và ASEAN-Nhật, ASEAN-Hàn Quốc, v.v…

Một lần nữa, Thủ tướng khẳng định, chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện cho các tập đoàn hàng đầu thế giới nói riêng và các doanh nghiệp nước ngoài nói chung thành công ở Việt Nam.

Trao đổi cởi mở, thẳng thắn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được các CEO hàng đầu thế giới nhiệt liệt hoan nghênh. Họ bày tỏ niềm tin, dưới sự lãnh đạo năng động, quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn có những bước tiến mạnh mẽ và khẳng định sẽ tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam, một nền kinh tế năng động, đầy tiềm năng phát triển.

(Theo Việt Đông // Tin Chính phủ)

  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Thụy Sỹ Doris Leuthard
  • Đảm bảo vốn cho các dự án điện năm 2010
  • Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Quốc hội Slovakia
  • Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác Việt Nam- Slovakia
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp lãnh đạo Ngân hàng Credit Suisse
  • Để xảy ra tham nhũng là làm mất lòng tin của nhân dân
  • Thủ tướng chia sẻ 6 kinh nghiệm đối phó khủng hoảng kinh tế
  • Sắp xếp, đổi mới 81 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi