Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Thụy Sỹ Doris Leuthard

Ngày 28/1, nhân dịp tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thống Thụy Sỹ Doris Leuthard.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Thụy Sỹ Doris Leuthard - Ảnh Chinhphu.vn

Tổng thống Doris Leuthard hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự Diễn đàn Kinh thế thế giới Davos 2010. Tổng thống Doris Leuthard ca ngợi tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai và đánh giá quan hệ Việt Nam – Thụy Sỹ ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian qua, đặc biệt là về kinh tế.

Tổng thống Doris Leuthard cũng đánh giá cao nền kinh tế năng động của Việt Nam với những phát triển ấn tượng trong năm 2009;  bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2010, đồng thời mong muốn thời gian tới, Việt Nam – Thụy Sỹ sẽ tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.

Tổng thống Doris Leuthard tin tưởng, chuyến thăm Thụy Sỹ sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ thành công tốt đẹp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng cảm ơn Thụy Sỹ đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong thời gian qua và vui mừng  trước mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thụy Sỹ phát triển tích cực.

Thủ tướng tin rằng, chuyến thăm Thụy Sỹ vào tháng 5/2010 của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ đánh dấu mốc phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – Thụy Sỹ, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng và hiệu quả trong thời gian tới.  

Theo Thủ tướng, tiềm năng và cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước còn rất lớn và đề nghị Chính phủ Thụy Sỹ và Tổng thống ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư, kinh doanh, nhất là  khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Sỹ sang đầu tư, làm ăn tại Việt Nam; khẳng định Việt Nam coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Thụy Sĩ đầu tư, kinh doanh ổn định, lâu dài tại Việt Nam trên cơ sở cùng có lợi.

Thủ tướng cũng đề nghị Thụy Sỹ sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện để Việt Nam tham gia hiệu quả vào hệ thống thương mại đa phương và mở rộng một cách bền vững quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Thụy Sĩ và khẳng định nguồn ODA của Thụy Sĩ được sử dụng hiệu quả vào những lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam (xoá đói giảm nghèo, y tế cơ sở, phát triển nông thôn, môi trường), góp phần quan trọng giúp Việt Nam thực hiện thành công nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng mong muốn, Thụy Sỹ tăng cường giúp Việt Nam trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao và các chuyên gia, đặc biệt trong các lĩnh vực Thụy Sỹ có thế mạnh như du lịch, tài chính – ngân hàng, công nghệ./.  

(Theo Việt Đông // Tin Chính phủ)

  • Thủ tướng đối thoại với các CEO hàng đầu thế giới
  • Đảm bảo vốn cho các dự án điện năm 2010
  • Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Quốc hội Slovakia
  • Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác Việt Nam- Slovakia
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp lãnh đạo Ngân hàng Credit Suisse
  • Để xảy ra tham nhũng là làm mất lòng tin của nhân dân
  • Thủ tướng chia sẻ 6 kinh nghiệm đối phó khủng hoảng kinh tế
  • Sắp xếp, đổi mới 81 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi