Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp nguyên Thủ tướng Australia

Việt Nam mong muốn và sẽ nỗ lực cùng Australia đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nguyên Thủ tướng Australia Paul Keating - Ảnh: Chinhphu.vn

Chiều 15/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp nguyên Thủ tướng Australia Paul Keating đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, quan hệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp như ngày nay, có sự đóng góp tích cực của nguyên Thủ tướng Paul Keating.

Việt Nam mong muốn và sẽ nỗ lực cùng Australia đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở bền vững, lâu dài, cùng có lợi, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp của Australia đầu tư vào Việt Nam.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Chính phủ Australia đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng cầu Mỹ Thuận. Đây là một biểu tượng của quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, thời gian qua, Chính phủ hai nước đã xúc tiến xây dựng cầu Cao Lãnh tại Đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ Australia đã tài trợ vốn để lập Dự án này. Thủ tướng mong muốn nguyên Thủ tướng Paul Keating có  tác động để Chính phủ Australia tiếp tục dành cho Việt Nam các khoản tài trợ cần thiết để thúc đẩy triển khai dự án này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam hoan nghênh những cơ chế mới nhằm mục tiêu xây dựng ASEAN, góp phần xây dựng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển - Ảnh: Chinhphu.vn

Bày tỏ ấn tượng, tình cảm tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam, nguyên Thủ tướng Paul Keating cho biết hiện có nhiều doanh nghiệp Australia mong muốn đầu tư vào Việt Nam.

Ông cũng khẳng định sẽ tiếp tục đóng góp vào việc vun đắp cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Australia.

Ông Paul Keating chúc mừng Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 đang có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới.

Hoan nghênh thiện chí và tình cảm của nguyên Thủ tướng Paul Keating dành cho Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam cũng như các nước ASEAN luôn mong muốn xây dựng ASEAN và góp phần xây dựng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển.

 Việt Nam cho rằng rất cần phát huy thật tốt những cơ chế hiện có như ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC)… và hoan nghênh những cơ chế mới cũng nhằm mục tiêu nói trên.

(Theo Văn Hiến - Ảnh: Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

  • Thôi cho nước ngoài đầu tư trồng rừng
  • Ưu tiên xây dựng phương án vốn cho GTVT
  • Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nga
  • Phòng chống tham nhũng : Tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm
  • Phổ biến Đề án dạy nghề nông dân tới 100% số xã
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đoàn Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
  • Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6: Tập trung thực hiện tốt một số giải pháp trọng tâm
  • Cần phối hợp chặt chẽ hơn giữa ASEAN và G20
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi