Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ năm sau

picture
Trong cơ cấu nguồn điện hiện nay, các nhà máy thuộc EVN chiếm khoảng trên 60%, còn lại là của các doanh nghiệp trong nước và của đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành các thủ tục cần thiết, để có thể đưa vào vận hành thị trường phát điện cạnh tranh trong năm 2011.

Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Phó thủ tướng lưu ý cần ưu tiên đầu tư cho phát triển lưới điện truyền tải và nâng cao năng lực của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, đảm bảo lưới điện truyền tải đáp ứng yêu cầu huy động công suất của các nhà máy điện trong mọi chế độ khi thị trường điện đi vào hoạt động.

Trong quý 1/2011, EVN cần phải hoàn thành dự án phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành và giám sát hoạt động của thị trường điện.

Theo lộ trình do Bộ Công Thương xây dựng, thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển theo 3 cấp độ, mỗi cấp độ được thực hiện theo 2 bước thí điểm và hoàn chỉnh. Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014), Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022). Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).

Hiện các quy định liên quan đến thị trường phát điện cạnh tranh cũng đã được Bộ Công Thương ban hành, trong đó có quy định các nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, trừ nhà máy điện BOT, nhà máy điện gió và nhà máy điện địa nhiệt... phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

Trong cơ cấu nguồn điện hiện nay, các nhà máy thuộc EVN chiếm khoảng trên 60%, còn lại là của các doanh nghiệp trong nước và của đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT.

Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới cũng đã xác định 3 tập đoàn, bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là những trụ cột chính trong phát triển thị trường điện cạnh tranh.

(Theo Bảo Anh // Vneconomy)

  • Tạo điều kiện cho Công đoàn mua cổ phần để tham gia HĐQT
  • Tiếp tục đề ra chương trình hành động cho hội nhập
  • Phiên họp Chính phủ tháng 5/2010: Tiếp tục mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
  • Phê duyệt đề xuất đầu tư đường ô tô cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
  • Thúc đẩy xây dựng hạ tầng vùng Nam Trung Bộ
  • Các tập đoàn kinh tế sử dụng vốn và đất đai còn lãng phí
  • Hội nghị toàn quốc về HĐND và UBND các cấp trong tháng 9/2010
  • Đẩy mạnh xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi