Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4 nội dung chính của Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài

Được xây dựng kế hoạch tổ chức hàng năm, Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài gồm có "Năm Việt Nam" ở nước ngoài (với chương trình hoạt động trong 1 năm); "Tháng Việt Nam" ở nước ngoài (hoạt động trong 1 tháng); "Tuần Việt Nam" ở nước ngoài (hoạt động trong 1 tuần) và chương trình hoạt động từ 1 - 3 ngày được gọi là "Những Ngày Việt Nam" ở nước ngoài.

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú trong "Những ngày Việt Nam ở nước ngoài năm 2010" - Ảnh nhảy sạp Việt Nam trên đất Pháp

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Quy chế tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài.

Quy chế quy định việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hoạt động trong năm, tháng, tuần hoặc ngày Việt Nam ở nước ngoài (gọi chung là Ngày Việt Nam ở nước ngoài) ở cấp quốc gia nhân dịp các sự kiện quan trọng như: Kỷ niệm năm chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước; chuyến thăm chính thức của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam; chào mừng các sự kiện quốc tế quan trọng có sự tham gia, đóng góp của Việt Nam và các sự kiện khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài gồm 4 nội dung chính:

- Các hoạt động ngoại giao chính trị của Việt Nam như gặp gỡ, hội đàm;

- Giới thiệu cơ hội hợp tác về đầu tư, thương mại, du lịch và dịch vụ với Việt Nam được tổ chức dưới một số hình thức như: diễn đàn, hội thảo, tọa đàm doanh nghiệp, triển lãm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

- Giới thiệu văn hóa Việt Nam thông qua một số hoạt động như: trưng bày, triển lãm văn hóa phẩm, tác phẩm nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật; chiếu phim; hội thảo, tọa đàm về văn hóa Việt, giới thiệu thời trang Việt Nam, ẩm thực Việt Nam;

Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài là tổng hợp các hoạt động về chính trị, kinh tế và văn hóa được thực hiện tại một số quốc gia khác trong một khoảng thời gian nhất định nhằm góp phần triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam.

- Các hoạt động giao lưu nhân dân, các hoạt động truyền thông và một số hoạt động cụ thể khác để tuyên truyền, giới thiệu về sự kiện này.

Hàng năm, trên cơ sở nhu cầu thúc đẩy quan hệ chính trị đối ngoại, kinh tế, văn hóa của Việt Nam với các nước và kế hoạch các chuyến thăm chính thức của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan hữu quan xây dựng kế hoạch tổ chức Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài cho năm tiếp theo.

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế; góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu, bền vững và tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, giữa nhân dân các nước với Việt Nam; đồng thời, vận động thu hút đầu tư nước ngoài, khách du lịch quốc tế, trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, thương mại, tài chính, ngân hàng và dịch vụ khác.

Thông thường mỗi năm "Những ngày Việt Nam ở nước ngoài" sẽ được tổ chức tối đa ở 2 - 3 nước và năm 2009 vừa qua "Những ngày Việt Nam ở nước ngoài" đã được tổ chức ở nước Ấn Độ (tổ chức đầu tháng 11/2009) và Tây Ban Nha (trung tuần tháng 12/2009, nhân chuyến thăm chính thức Tây Ban Nha của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết).

Theo chỉ đạo của Thủ tướng tại công văn số 207/VPCP-QHQT, “Những ngày Việt Nam ở nước ngoài” trong năm 2010 được tổ chức tại Trung Quốc và Liên Bang Nga. Sự kiện này sẽ đóng góp vào chuỗi các hoạt động kỷ niệm trọng thể 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 – 18/1/2010) và Năm Hữu nghị Việt – Trung 2010, cũng như kỷ niệm trọng thể 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga (1/1950 - 1/2010).

Tuấn Khang (Nguồn: Quyết định 33/2010/QĐ-TTg)

 

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Hãng dược 'cầm tay' bác sĩ kê đơn
  • Để nữ trí thức tận dụng được cơ hội của CNH-HĐH
  • Chùm ảnh: Tẻ ngắt hàng hiệu đầu năm
  • Đừng để hiểu nhầm
  • Giá và người nghèo
  • Hưởng ứng "Giờ trái đất": Tiết kiệm 500.000 kWh điện
  • 180 triệu USD đầu tư trường đại học quốc tế công lập đầu tiên
  • Mít tinh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sẽ có lễ diễu binh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi