Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Better Work Việt Nam cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp ngành may



- Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa cho biết, Chương trình Better Work Việt Nam (Việc làm tốt hơn tại Việt Nam) đã chính thức cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp ngành may ở các tỉnh phía Nam, giúp cải thiện điều kiện lao động cho hơn 700.000 công nhân và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp này.

 Các dịch vụ mà chương trình cung cấp bao gồm đánh giá việc tuân thủ lao động dựa trên các tiêu chuẩn lao động quốc tế và Luật Lao động Việt Nam, các dịch vụ tư vấn xây dựng riêng cho từng DN, và các chương trình đào tạo cho nhiều đối tượng như cấp quản lý, chuyền trưởng và công nhân.
Phát biểu tại lễ ra mắt dịch vụ, bà Tara Rangarajan, Giám đốc Chương trình Better Work Việt Nam cho biết: “Better Work Việt Nam mong muốn trở thành đối tác của các DN ngành may Việt Nam, của người lao động và của Chính phủ Việt Nam để mang lại những cải thiện bền vững về điều kiện lao động. Mục tiêu của chương trình là tìm kiếm các giải pháp khả thi giúp giảm chi phí cho DN tham gia chương trình, tăng cường khả năng cạnh tranh của các DN trên thị trường quốc tế và cải thiện đời sống cho công nhân ngành may, gia đình của họ cũng như cả cộng đồng”.
Khi sử dụng các dịch vụ do Better Work Việt Nam cung cấp, các DN dệt may sẽ trở nên cạnh tranh hơn do cải thiện được điều kiện lao động và quan hệ giữa người lao động và cấp quản lý, tăng cường quan hệ hợp tác với các khách hàng quốc tế, và cải thiện quy trình hoạt động kinh doanh. “Kinh nghiệm của IFC cho thấy, các DN quản lý hiệu quả các rủi ro về mặt xã hội sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng và thuyết phục. Chương trình Better Work là cơ hội để chứng tỏ việc thực hiện tiêu chuẩn lao động có trách nhiệm sẽ đem lại tiềm năng mở rộng thị trường xuất khẩu,” bà Nguyễn Quỳnh Trang, Trưởng bộ phận Tư vấn khu vực Mê Kông - Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) khẳng định. 
Better Work Việt Nam hướng đến các DN dệt may có từ 200 công nhân trở lên tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trong giai đoạn đầu. “Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên triển khai thí điểm chương trình Better Work. Ban Tư vấn chương trình mong muốn sát cánh hỗ trợ theo cam kết để chương trình thành công tốt đẹp, đảm bảo đạt được các mục tiêu: Tuân thủ các quy định lao động chặt chẽ hơn, điều kiện lao động tốt hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động và năng suất lao động tăng cao”, ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiêm Chủ tịch Ban Tư vấn của Chương trình Better Work Việt Nam phát biểu.
“Tất cả chúng ta đều cần có một việc làm tốt. Một tương lai tốt đẹp hơn đồng nghĩa với việc có được một việc làm tốt và hiệu quả, được làm việc trong điều kiện tự do, công bằng và phẩm giá được tôn trọng. Tăng cường khả năng cạnh tranh của DN bằng cách cải thiện điều kiện lao động trong các chuỗi cung ứng toàn cầu mang tính sống còn để đảm bảo đạt được điều đó. Tổ chức Lao động Quốc tế rất phấn khởi với Chương trình Better Work Việt Nam vì chương trình này sẽ góp phần chứng minh phương pháp để có thể đạt được điều này một cách khả thi và bền vững,” ông Conor Boyle, chuyên gia quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế, Chương trình Better Work toàn cầu tại Geneva khẳng định.

Better Work là chương trình được phối hợp triển khai bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) nhằm cải thiện các tiêu chuẩn lao động và khả năng cạnh tranh trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Trọng tâm của chương trình là các giải pháp bền vững có thể nhân rộng được xây dựng qua quan hệ hợp tác giữa chính phủ, các tổ chức đại diện cho người lao động, cho người sử dụng lao động và các khách hàng quốc tế. Tại Việt Nam, chương trình được thực hiện với sự hỗ trợ của Úc, Canada, Phần Lan, Iceland, Nhật Bản, New Zealand, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sỹ.

(Theo Thanh Tâm // Báo Kinh tế Việt Nam )

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • 44 tỉnh, thành đã có cúm A/H1N1
  • Trường học đầu tiên ở Huế có học sinh bị cúm H1N1
  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao
  • Đồng Nai: Cứu sống một người bị đâm thủng tim
  • Lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng ở mức nguy hiểm
  • Mưa lớn gây ngập nặng các tỉnh miền Trung
  • Nước sông Hương đang xấu đi vì ô nhiễm
  • Giảm áp lực về cung - cầu nhà ở
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi