Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chương trình quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Từ nay đến năm 2025, sẽ thực hiện 6 danh mục dự án của Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025, nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, bảo đảm an toàn cho nhân dân.

 

Góp sức khắc phục hậu quả bom mìn có nghĩa giảm thiểu đi những hoàn cảnh thương tâm như thế này.

Trước hết trong giai đoạn 2010-2015, sẽ hoàn thành việc điều tra, khảo sát, lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc.

Cũng trong giai đoạn này phải xây dựng bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn; thiết lập Trung tâm quản lý dữ liệu để tổng hợp, quản lý dữ liệu về nạn nhân bom mìn, tình trạng ô nhiễm và khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; thực hiện công tác rà phá bom mìn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an toàn cho nhân dân; giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân; hỗ trợ nạn nhân, hỗ trợ tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn tại các tỉnh bị ô nhiễm nặng và xảy ra nhiều tai nạn bom mìn,... Đây cũng là những nội dung cơ bản trong danh mục 6 dự án nêu trên.

Hiện tại 6 tỉnh đã điều tra lập xong bản đồ bom mìn, phấn đấu rà phá bom mìn đạt 200.000 ha; các tỉnh khác, phấn đấu trong giai đoạn 2010-2015 phá bom mìn đạt khối lượng diện tích khoảng 300.000 ha.

Trong giai đoạn từ năm 2016-2025, tiếp tục thực hiện công tác rà phá bom mìn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an toàn cho nhân dân, đạt khối lượng diện tích khoảng 800.000 ha.

Ngoài ra, trong giai đoạn này vẫn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của giai đoạn 2010-2015 như tiếp tục tuyên tuyền về thực trạng và hậu quả do bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam nhằm vận động chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài... tài trợ, hỗ trợ thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện hỗ trợ nạn nhân, hỗ trợ tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn...

Vì bình yên cuộc sống

Chiến tranh đã qua đi 35 năm nhưng hậu quả do bom, mìn, vật liệu nổ sót lại vẫn thường xuyên gây tai nạn cho nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất và học tập. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hàng chục nghìn người bị chết và bị thương, trong đó phần lớn là người lao động chính trong gia đình và trẻ em. Qua khảo sát ở 6 tỉnh miền Trung là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Quảng Ngãi, đã có 22.760 nạn nhân do bom mìn gây ra, trong đó 10.529 người chết và 12.231 người bị thương.

Trong những năm qua, Trung tâm công nghệ xử lý bom, mìn (Bộ Tư lệnh Công binh) đã tích cực triển khai hoạt động rà phá bom, mìn; tăng cường tuyên truyền về hậu quả bom, mìn sót lại sau chiến tranh, giáo dục và hướng dẫn các tầng lớp nhân dân cách phòng tránh… Nhưng do lực lượng rà phá bom mìn còn mỏng, trang bị phương tiện kỹ thuật còn hạn chế; hơn nữa, mức độ ô nhiễm bom mìn quá cao nên tai nạn do bom mìn vẫn xảy ra.

Bởi thế, Chương trình Hành động nói trên sẽ là động thái tích cực hướng cộng đồng có cái nhìn sâu sắc hơn về hậu quả của bom mìn sau chiến tranh. Cùng kêu gọi những tấm lòng nhân ái đến với những người đang ngày, đêm hứng chịu hậu quả xấu từ bom mìn còn sót lại, giúp họ hòa nhập cộng đồng và bảo đảm môi trường sống an toàn cho những người dân vùng ô nhiễm bom mìn.

(Theo Minh Đức // Tin Chính phủ // Quyết định số 504/QĐ-TTg)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Cầu Hàm Luông: Tạo diện mạo mới cho Bến Tre
  • Doanh nghiệp chưa “mặn” thị trường nội
  • Trao giải Sao Khuê lần thứ 7 : “Sự thay đổi lớn !”
  • Mạng quảng cáo trực tuyến VietAd vinh danh Sao Khuê 2010
  • Hai hệ lụy từ lương thấp
  • Sắp tháo cầu phao bắc qua sông Hồng
  • Chất lượng ngày làm việc thứ bảy
  • Hội đồng Nhân dân Hà Nội “mổ xẻ” quy hoạch Thủ đô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi