Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hai hệ lụy từ lương thấp

Chính sách tiền lương chưa hoàn thiện và quan trọng hơn, tiền lương chưa do thị trường quyết định và chưa tương xứng với giá trị lao động.
 
Trong hai ngày 1-2/4, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐ-TB-XH) và Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Tương lai của quan hệ lao động tại Việt Nam”.

Hội thảo diễn ra vào thời điểm quan trọng khi dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Luật Công đoàn (sửa đổi) đã và đang được thảo luận rộng rãi trước khi trình lên các Ủy ban của Quốc hội để thẩm định và cho ý kiến trước khi chính thức thông qua. Theo ông Kari Tapiola, Giám đốc điều hành phụ trách Khối Tiêu chuẩn lao động và các Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc của ILO, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bộc lộ những điểm yếu căn bản và rủi ro của một nền kinh tế thị trường chưa được điều chỉnh phù hợp như Việt Nam, nhất là trong quan hệ lao động giữa giới chủ và người lao động tác động tiêu cực tới cuộc sống của hàng triệu lao động và sự sống còn của các doanh nghiệp (DN).

Theo các đại biểu, luật Lao động hiện nay có nhiều  điểm khó áp dụng trong thực tiễn, thậm chí còn có một số điều luật khi áp dụng còn gây hậu quả bất lợi cho cả người lao động và bên sử dụng lao động. Theo thống kế, năm 2009, cả nước đã có 454.000 DN khiến nảy sinh nhiều hình thái mà luật Lao động hiện hành không điều chỉnh được.

Chính sách tiền lương chưa hoàn thiện và quan trọng hơn, tiền lương chưa do thị trường quyết định và chưa tương xứng với giá trị lao động. Lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng khoảng 60- 65% nhu cầu cuộc sống và thấp hơn mức lương trả trên thị trường khoảng 20%. Mức lương này không đảm bảo cho người lao động bù đắp chi phí sinh hoạt, vì vậy đối với người lao động, chưa thể nói đến tích lũy để tái sản xuất sức lao động. Tiền lương tối thiểu của Việt Nam cũng thấp hơn khoảng 40% so với các nước trong khu vực. Trong khi đó, nhiều DN lấy mức lương tối thiểu Nhà nước quy định để làm gốc tham chiếu trả lương cho lao động phổ thông mà chưa dựa trên năng suất, chất lượng công việc, nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Một số chủ DN ngoài quốc doanh thường xuyên vi phạm pháp luật, khi không ký hợp đồng lao động đầy đủ, điều kiện làm việc của công nhân không đảm bảo, chế độ tăng ca quá nhiều, các chế độ bảo hiểm, lễ tết không đóng đầy đủ…, ảnh hưởng đến quyền lợi của lao động.

Với tất cả các tồn tại trên, các cuộc đình công đã xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là ở các lao động tại khu vực các doanh nghiệp FDI, do cuộc sống công nhân gặp nhiều khó khăn.

Tất cả các yếu tố trên đã dẫn đến một nghịch lý, trong khi tỷ lệ thất nghiệp còn cao, thì nhiều DN lại không thể tuyển đủ lao động phổ thông. Năm 2009, có tới hơn 100.000 chỗ làm việc cần lao động, trong đó 80% là lao động phổ thông, nhưng các trung tâm giới thiệu việc làm chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu. Mới đây, hai DN là Nidec Tosok Vietnam và Three Bambi ở Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM) đã đề xuất xin nhập khẩu lao động phổ thông từ Philippines và Lào để bù đắp số lượng thiếu hụt. Điều này nếu xảy ra, tình trạng mất cân đối nguồn nhân lực cho thị trường lao động tại Việt Nam sẽ bị trầm trọng thêm.

Theo bà Phạm Lan Hương, Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế (Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) “yêu cầu về sửa đổi luật Lao động và Luật Công đoàn là vấn đề cấp thiết, cần hoàn thành trong thời gian sớm nhất để hoàn thiện quan hệ lao động, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động”.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thanh Hòa khẳng định, Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn đang được xúc tiến tiến bàn thảo một cách nhanh nhất để trình Quốc hội thông qua, nhằm thiết lập khung pháp lý hiệu quả hơn để người lao động và giới chủ có thể đối thoại, thương lượng và nâng cao năng lực của cả hai bên trong bối cảnh kinh tế liên tục thay đổi. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp lao động một cách hiệu quả trong thời gian tới.

(Theo Phan Long // Báo đầu tư)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Sắp tháo cầu phao bắc qua sông Hồng
  • Chất lượng ngày làm việc thứ bảy
  • Hội đồng Nhân dân Hà Nội “mổ xẻ” quy hoạch Thủ đô
  • Lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch Thủ đô
  • Phát sóng kênh truyền hình phục vụ nông dân
  • Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử U Minh Thượng
  • Chiến thắng 30/4 qua cảm nhận của nhà báo Nhật
  • Cần Thơ : Sẵn sàng cho Festival Thủy sản Việt Nam đầu tiên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi