Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cúm A/H1N1: Làm chệch hướng phục hồi kinh tế?

Mùa khai giảng bắt đầu vào cuối tuần này tại Mê-hi-cô, quốc gia khởi phát chủng vi-rút cúm A/H1N1, đã vừa bị hoãn tới ngày 17-9. Hàng ngàn trường học tại ít nhất 4 bang của Mê-hi-cô sẽ bị đóng cửa do cúm A/H1N1 vào tuần tới. 

 Như vậy, mặc dù đã 4 tháng trôi qua kể từ khi vi-rút cúm A/H1N1 được phát hiện tại Mê-hi-cô (vào cuối tháng 4-2009 và đến ngày 11-6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố bệnh cúm A/H1N1 thành đại dịch), đến nay cuộc chiến chống căn bệnh này vẫn hết sức căng thẳng và phức tạp. Thống kê trong 24 giờ qua cho thấy, đại dịch cúm A/H1N1 tiếp tục lan nhanh ở hầu hết các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Theo WHO, đến ngày 12-9, thế giới đã ghi nhận hơn 3.200 ca tử vong, trong đó khu vực có số bệnh nhân nhiễm và tử vong cao nhất là châu Mỹ, với 2.467 ca tử vong. Song, con số này vẫn thấp hơn thực tế bởi đại dịch diễn biến phức tạp từng ngày nên khó có thể đưa ra một con số đầy đủ.

 Đáng lo ngại hơn khi các nhà khoa học Mỹ vừa đưa ra cảnh báo rằng, dịch cúm A/H1N1 sắp vào mùa lây lan và có thể sẽ đạt đỉnh điểm vào giữa hoặc cuối tháng 10 tới. Với dự báo 32% dân số có thể nhiễm cúm, các nhà khoa học khuyến cáo trẻ em đi học phải là đối tượng được ưu tiên tiêm vắc-xin phòng cúm càng sớm càng tốt, bởi theo tính toán, trung bình mỗi trẻ bị nhiễm vi-rút cúm sẽ lây sang ít nhất 2 trẻ khác ở trường và như vậy dịch bệnh sẽ bùng phát càng nhanh. Đặc biệt Trung Quốc - nước đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ người - nay đã có gần 7.000 ca nhiễm cúm A/H1N1. Bộ Y tế Trung Quốc cho rằng, mùa thu đang đến gần - mùa thích hợp cho các chủng cúm phát triển - hàng chục triệu người ở Trung Quốc có thể nhiễm cúm A/H1N1 và các ca tử vong là "không thể tránh khỏi".

 Trong lúc này, các nhà khoa học cho rằng, để ngăn chặn dịch cúm có hiệu quả, cần phải tiêm vắc-xin cho 70% dân số, đặc biệt ưu tiên là trẻ em từ 6 tháng đến 18 tuổi và đội ngũ nhân viên y tế. Thực tế trong giai đoạn đầu của đại dịch cho thấy, có tới hơn nửa số ca nhiễm bệnh trên toàn cầu là trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 18 tuổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc lập bản đồ lây truyền sẽ giúp ngành y tế các nước ngăn chặn hiệu quả hơn sự lan rộng của đại dịch. WHO khẳng định, đây là một biện pháp tốt và việc chậm trễ đóng cửa trường học nếu phát hiện có ca nhiễm sẽ khó hạn chế được vi-rút lây lan.

 Trong bối cảnh hiện nay, cuộc đua với thời gian để chế vắc-xin đang là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia. Ngoài Mỹ, Ô-xtrây-li-a và I-xra-en đang thúc đẩy sản xuất vắc-xin, ở châu Á, Trung Quốc đang đi dầu trong sản xuất vắc-xin đáp ứng cho khoảng 65 triệu người vào cuối năm nay. Các nhà khoa học Mỹ và Ô-xtrây-li-a vừa công bố một tin lạc quan rằng, chỉ cần tiêm một liều vắc-xin là đủ ngừa cúm A/H1N1. Điều này đồng nghĩa với việc giảm sức ép lên các nhà sản xuất vắc-xin phòng dịch cho toàn thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng vắc-xin phòng, chống đại dịch đang diễn ra hiện vẫn rất cao. Trong khi đó, châu Á được cảnh báo đang trong tình trạng khẩn cấp do sự lây lan nhanh chóng của vi-rút cúm A/H1N1. Thực trạng này đang đặt nhiều quốc gia châu Á đứng trước không ít thách thức.

 Điều đáng quan tâm hiện nay là nếu vi-rút cúm A/H1N1 biến thể và lan rộng sẽ gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới. Vì thế, các nhà khoa học đang phải tìm lời giải cho câu hỏi liệu cúm A/H1N1 có thể làm chệch hướng tiến trình hồi phục kinh tế thế giới hay không. Theo ước tính của Ngân hàng Đầu tư Pháp Na-ti-xis, thiệt hại do dịch bệnh gây ra mới chiếm khoảng 0,002% GDP toàn cầu. Rõ ràng nguy cơ cúm A/H1N1 đang gây trở ngại cho sự hồi phục kinh tế thế giới. 

 Những gì đang diễn ra cho thấy, cuộc chiến với đại dịch cúm A/H1N1 trên toàn cầu vẫn còn nhiều cam go. Nó đòi hỏi mỗi quốc gia và chính phủ có những biện pháp ứng phó hiệu quả và kịp thời. Cùng với đó, ý thức chủ động và không hoang mang trong phòng dịch của người dân là một phương cách giúp ngăn ngừa đại dịch hiệu quả nhất vào thời điểm này.  

(Theo Đình Hiệp // Hanoimoi Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • 160 triệu USD bổ sung cho dự án nâng cấp đô thị
  • Đường ngoại “phá hoại” đường nội
  • Hàng loạt bánh trung thu “quên” ghi hạn sử dụng
  • SOS dịch vụ “thuê... chồng”
  • Sự bình thường xa xỉ
  • “Tòn gánh gỗ”
  • “Cơn gió thổi” của Nguyễn An Ninh
  • 100 tỉ đồng xây dựng “Làng nghề một thoáng VN”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi