Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đà tăng trưởng đã có

Những chính sách khả thi của Chính phủ đã mở ra triển vọng khởi sắc mạnh mẽ hơn nữa cho kinh tế nước ta

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm n ay là không khó. Dư địa để tăng trưởng vẫn là công nghiệp, dịch vụ, trong đó, công nghiệp có thể tăng cao hơn mức 13,6% của quý I. Quan trọng là kinh tế đang có đà tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc Chính phủ quyết liệt thực hiện các biện pháp kiềm chế giá cả sẽ đem lại niềm tin về sự ổn định kinh tế. Cùng với sự phục hồi của thị trường thế giới, vốn đầu tư nước ngoài vào VN sẽ phục hồi, xuất khẩu có thể tốt hơn.

Chúng ta chưa giải quyết trúng vấn đề của nền kinh tế là phải nâng cao hiệu quả, trước hết là hiệu quả đầu tư công, hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước. Việc nâng cao hiệu quả phải thực hiện lâu dài và thể hiện quyết liệt bằng việc thắt chặt ngân sách, tài khóa. Vấn đề này đã nhắc đến từ vài năm nay nhưng chưa làm quyết liệt. Vừa qua, chúng ta bắt tay vào thực hiện thì khủng hoảng kinh tế bên ngoài tác động vào, buộc phải dừng lại và thực hiện các biện pháp kích cầu, kích thích kinh tế bằng cách tăng đầu tư công. Như vậy là mất cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Mới đây, Chính phủ có quyết định tập trung vốn đầu tư từ ngân sách cho các dự án quan trọng, trọng điểm và thực hiện công khai hóa đầu tư. Nếu làm tốt việc này sẽ khiến lòng tin của thị trường tăng lên và người dân sẽ đầu tư nhiều hơn. Vì những biện pháp đó đã trở nên quá quen thuộc, bây giờ người dân chỉ quan tâm xem làm thế nào mà thôi.

Lạm phát của quý I đã là 4,12% trong khi cả năm phấn đấu khống chế dưới 7%. Tôi cảm nhận độ trễ của tăng giá điện, xăng và điều chỉnh tỉ giá cùng với tăng trưởng tín dụng cao của năm ngoái sẽ bắt đầu tác động từ tháng 4 cho đến tháng 6 năm nay. Khả năng kiềm chế lạm phát dưới 7% là rất khó và Chính phủ đã phải dự tính đến khả năng lạm phát 8%-9%. Một trong những công cụ hay dùng để kiềm chế lạm phát là sử dụng chính sách tiền tệ nhưng lãi suất hiện nay đang ở mặt bằng cao. Lãi suất huy động đang thực dương so với mức lạm phát 8%-9%, còn lãi suất cho vay vẫn tương đối cao so với doanh nghiệp. Sản xuất sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân khó vay vốn. Có điều gì đó bấp bênh khi tỉ giá vừa nới lên một thời gian, giá trị đồng USD lại xuống ngay nhưng thâm hụt cán cân thương mại quý I vẫn lớn.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng 3 tháng có hơn 2%. Điều này một mặt cho thấy doanh nghiệp không vay được tiền, mặt khác, tiền tệ chưa lưu thông bình thường như mong muốn do ngân hàng đang rất thận trọng trong lựa chọn khách hàng. Rõ ràng, mức tăng tín dụng quá thấp không phải do can thiệp hành chính, vì chỉ tiêu cả năm là 25%. Rõ ràng ở đây có sự bất ổn, cần phân tích rõ nguyên nhân và nhìn thẳng vào vấn đề để có chính sách phù hợp.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • “Nuôi dưỡng” sự hồi phục
  • Gần 80 vạn người được miễn thuế thu nhập
  • Đối mặt với hiểm họa, làm gì?
  • Cô giáo vùng sâu đoạt giải quốc tế
  • Kiến nghị tăng chuyến bay đến sân bay Cam Ranh
  • Số hoá không gian di tích: Không dễ!
  • Đến 2012, xây dựng hơn 1,3 triệu m2 nhà công vụ cho giáo viên
  • Xả nước hồ Đồng Mô tiết kiệm để bảo vệ “cụ rùa”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi