Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đến ngày 8.3: Đã có trên 40 DN vận tải tăng cước từ 10% - 30%

Theo Cty quản lý bến xe Hà Nội, các doanh nghiệp (DN) vận tải đã đồng loạt tăng giá cước từ 10 – 20%, cá biệt có DN tăng trên 30%. Lý do mà số DN này đưa ra khá nhiều.

Giá xăng dầu tăng đội giá cước

Cho đến thời điểm này, đã có trên 40 DN tăng giá cước từ 10% - 20%. Đặc biệt, có DN đã tăng tới trên 30% giá cước. Một cán bộ Phòng kế hoạch Cty quản lý bến xe Hà Nội cho biết: “Các mức tăng của các DN vận tải đều không phụ thuộc vào tuyến đường dài hay ngắn. Bởi lẽ việc tăng giá xăng dầu đều đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải. Mức tăng từ 10 – 20% là có thể chấp nhận được”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hoàng Trung – GĐ Cty quản lý bến xe Hà Nội - nói, đến nay, Cty đã tiếp nhận thông báo tăng giá vé của trên 40 DN vận tải, khai thác có điểm đầu - cuối tại các bến xe do Cty quản lý. Trong số các DN vận tải này có hai đơn vị tăng tới 30% giá cước là Cty TNHH Hải Vân (tuyến Tây Bắc) và Cty du lịch Đại Phát (tuyến Thanh Hoá, Đà Nẵng).

Yêu cầu DN phải giải trình

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Trung: “Với các DN vận tải có mức tăng giá cước từ 10 – 20% chúng tôi cho là hợp lý, bởi lẽ phần nào bù lỗ cho DN vận tải, đồng thời hành khách vẫn có thể “chịu” được.

Do đó, Cty không yêu cầu DN giải trình. Còn với riêng các DN có mức tăng từ trên 20% trở lên, Cty đều có yêu cầu giải trình, giải thích mức tăng trong hồ sơ thông báo tăng giá cước gửi Cty. Qua kiểm tra, phần lớn các DN này đều đưa ra lý do như trước đây chưa bao giờ tăng giá cước, nay tăng giá một lần; có DN lại nại rằng, để đảm bảo doanh thu... Tuy nhiên, phần lớn các giải trình đều nhằm bù lỗ chi phí vận tải do giá nhiên liệu lên”.

Cũng qua khảo sát của chúng tôi, mặc dù nhiều DN đã đồng loạt tăng giá cước, nhưng vẫn còn khá nhiều DN chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định. Về vấn đề này, ông Trung khẳng định, Cty đều yêu cầu bến xe phải gấp rút yêu cầu DN vận tải hoàn thiện bảng biểu, niêm yết giá. “Khi các DN vận tải đưa biểu giá mới, các bến xe sẽ có trách nhiệm cập nhật vào hệ thống máy tính và đưa lên màn hình tại phòng chờ phục vụ hành khách. Ngoài ra, giá mới còn được niêm yết trên thành xe, quầy vé” – ông Trung cho biết.

(Báo Lao Động)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Siêu thị chia nhỏ đợt tăng giá để giảm sốc
  • Giảm bớt việc đốt vàng, mã bằng cách đánh thuế cao
  • Siêu thị giãn tăng giá để tránh... sốc
  • Dịch bệnh - thách thức lớn trong phát triển chăn nuôi
  • Giá cả đang chịu áp lực từ nhiều phía
  • Vui xuân ngẫm về năng suất của Việt Nam
  • Nhà ở xã hội "nhộn nhịp" khắp cả nước
  • Thách thức của chặng đường phát triển mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi