Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá cả đang chịu áp lực từ nhiều phía

Cục Quản lý giá sẽ phối hợp với hải quan quản lý các số liệu tổng hợp chung về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu.

Chiều 20-2, một đại diện của Sở Công Thương TP.HCM cho biết trước bối cảnh về mặt bằng giá mới, trong thời gian tới, Sở cùng các ban, ngành và các DN đang có kế hoạch mới đối với chương trình bình ổn giá. Từ đó thích nghi và điều chỉnh thật sát với tình hình thị trường TP.HCM vì đây là đầu mối các mặt hàng đi các tỉnh, thành trên cả nước.

Sữa, giấy xin tăng 5%-10%

Tại TP.HCM, khá nhạy cảm với thị trường là mặt hàng sữa. Ghi nhận tại sạp sữa Trí Hằng tại chợ Phạm Văn Hai, Tân Bình chiều 20-2 cho thấy giá sữa đã tăng từ đầu tuần qua. Hầu hết các thương hiệu nhập khẩu như Friso, Similac, Ensure… đều tăng 5%-10%. Mặc dù một số đại lý có chính sách ưu đãi chiết khấu giảm cho khách hàng bằng cách tăng ít hơn nhưng đều lưu ý người mua là giá mới sẽ được áp dụng từ ngày 1-3 tới. Trong đó, giá sữa Friso 3 loại 900 gr sẽ tăng trên 10% lên 361.000 đồng/lon, Ensure sẽ tăng 470.000 lên 560.000 đồng/lon, Similac sẽ tăng lên 430.000 đồng/lon.

Khảo sát tại một số đại lý sữa của Vinamilk thì chưa tăng giá, tuy nhiên với các DN sữa hiện nhập khẩu vẫn chiếm đa số trong nguyên liệu đầu vào thì mặt bằng giá mới đối với mặt hàng này là điều chắc chắn.

Khảo sát tại một số đại lý sữa trên phố Hàng Buồm, Tây Sơn, Thái Thịnh, Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) cho thấy nhiều nhãn hàng sữa cũng đã có thông báo tăng giá 10%. Theo đó, giá mỗi sản phẩm tăng trung bình 20.000-50.000 đồng so với trước.

Để kiểm soát đúng giá các sản phẩm đầu vào một số mặt hàng đòi tăng giá, đại diện Cục Quản lý giá cho biết Cục sẽ phối hợp với ngành hải quan trong việc quản lý các số liệu tổng hợp chung về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu. Theo đó, ngành hải quan sẽ phải cung cấp số lượng và giá của bốn loại nguyên liệu sữa gồm bột gầy, nguyên kem (sữa bột toàn phần), bột béo và bột sữa nước.

Ngành giấy cũng chịu tác động mạnh mẽ của tỉ giá, bởi phần lớn nguyên liệu đầu vào của ngành này là nhập khẩu. Đại diện phòng kinh doanh của Công ty Giấy Anh Phú (Bắc Ninh) cho biết nguyên liệu bột giấy trong nước thường chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu sản xuất của đơn vị. Để sản xuất ra các sản phẩm giấy vở, giấy phôtô và giấy vệ sinh cao cấp thì DN càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại. “Với tình hình căng thẳng hiện nay thì chắc chắn 1-2 tháng nữa, sau khi dùng hết nguồn nguyên liệu dự trữ, DN buộc phải điều chỉnh tăng giá 10% để bù đắp chi phí” - vị này chia sẻ.

Siêu thị chịu áp lực từ nhà cung cấp

Theo đại diện các hệ thống siêu thị lớn tại Hà Nội như BigC, Intimex, Fivimart, mặc dù chưa có động tĩnh gì từ phía các nhà cung cấp nhưng trước áp lực tăng giá mạnh một loạt yếu tố đầu vào như tỉ giá và tới đây là điện, xăng dầu, than... dự đoán chỉ sau một vài tuần nữa, giá cả sẽ theo nhau đi lên.

Còn tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Siêu thị Co.op Mart, cho biết sau khi tỉ giá tăng mạnh, các siêu thị đang chịu áp lực tăng giá đầu vào từ nhà cung cấp. “Hiện cũng đã có một số nhà cung cấp đề nghị chúng tôi tăng giá ngay trong tháng 2. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh giá sẽ căn cứ vào từng mặt hàng và có lộ trình” - bà Hạnh nói. Tuy nhiên, bà Hạnh xác nhận mặt bằng giá mới sẽ là điều khó tránh khỏi đối với những mặt hàng có nguyên liệu sản xuất phải trực tiếp nhập khẩu.

Điều đáng nói là ngay trong tháng 3, khi giá điện và một số mặt hàng thiết yếu tăng mạnh thì mặt bằng chung sẽ được thiết lập. Tuy nhiên, riêng đối với tám nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm nằm trong chương trình bình ổn giá, SaiGon Co.op sẽ vẫn cam kết giữ đúng giá đến hết ngày 31-3 tới theo đúng cam kết với UBND TP.

Theo ông NGUYỄN ANH TUẤN,Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính):Nếu chi phí đầu vào tăng thì đành chấp nhận giá mới

Hiện tại chúng tôi đã nhận được bản đăng ký tăng giá sữa của một số DN và đang rà soát các nội dung đăng ký của các DN. Hầu hết các DN đều đề nghị bán giá sữa theo thị trường từ tháng 3-2011. Nếu các yếu tố đầu vào tăng, các chi phí của DN hợp lý thì sẽ phải chấp nhận mức giá đăng ký mới. Mức đăng ký giá tăng 5%-10%.

Ông VŨ VINH PHÚ, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội:Cần kiểm soát chặt các “đầu nậu” lớn


Để hạn chế tác động lây lan tăng giá ồ ạt của các mặt hàng, tới đây cơ quan chuyên trách cần biết chọn đâu là nút vấn đề để giải quyết. Không ai có thể vào kho của hàng vạn nhà kinh doanh để kiểm kê, hạch toán mà phải tập trung vào những mặt hàng thiết yếu, kiểm soát chặt các “đầu nậu” lớn, thao túng thị trường. Nếu không, lạm phát chỉ ba tháng đầu năm sẽ đạt xấp xỉ 5%, cả năm sẽ khó đạt mức một con số như ưu tiên ổn định vĩ mô, giảm lạm phát mà Nhà nước đặt ra.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Vui xuân ngẫm về năng suất của Việt Nam
  • Nhà ở xã hội "nhộn nhịp" khắp cả nước
  • Thách thức của chặng đường phát triển mới
  • Nhà đất công bị “ế”
  • Điều gì đang đón đợi trong năm Tân Mão?
  • Lạnh bất thường, mai tết ngủ đông
  • Bảo đảm y tế dịp Tết Nguyên đán 2011
  • Tăng cường các biện pháp chống rét cho gia súc và cây trồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi