Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Du học sinh chèo chống qua cơn bão giá

Nhiều gia đình có con đi du học đang phải vất vả đối mặt với cơn bão lạm phát, bởi con em họ ở các nước không chỉ phải chi tiêu nhiều hơn mà ở quê hương mức chênh lệch tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và các đồng đôla Mỹ, đôla Úc, đồng euro và bảng Anh cũng liên tục tăng suốt tháng vừa qua.

Cắt giảm mọi thứ có thể

Học sinh Việt Nam tại một triển lãm du học của Úc. Ảnh: N.Th

Lê Thị Hồng Linh, sinh viên đang theo học cao đẳng ngành du lịch – khách sạn tại bang New South Wales, Úc nói: “Hai tháng vừa qua, ngoại trừ việc ăn uống, còn các khoản mua sắm áo quần hay đồ dùng sinh hoạt đều phải hạn chế tối đa”. Linh cho biết từ cuối năm 2010, giá cả sinh hoạt ở đây đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là giá lương thực thực phẩm. Đó là chưa kể, sau trận lũ lụt ở Queensland hồi tháng 1, giá thuê nhà ở bang này đã tăng lên gần 14%. Ngọc Quỳnh – sinh viên cũng vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Melbourne, Úc cho biết, lẽ ra có thể học tiếp chương trình thạc sĩ về Anh ngữ nhưng trong tình hình giá cả biến động này cô chỉ còn cách tìm một việc làm trong một trung tâm thương mại để kiếm tiền nuôi đứa em vừa mới sang bắt đầu chương trình trung lớp 10. Nguyễn Ngọc Bình, 24 tuổi, đang học chương trình thạc sĩ tại New Zealand cho biết, tuy có học bổng nhưng chỉ đủ tiền học phí, tiền làm thêm chỉ đủ thuê nhà, gia đình vẫn phải gửi tiền sinh hoạt. Với tình hình tỷ giá tăng như hiện nay, hầu hết du học sinh tại đây thay vì ăn tiệm nhân các dịp lễ chia tay, sinh nhật, đón bạn mới… thì rủ nhau về nhà nấu ăn. Sách thật cần thiết mới mua, còn không thì lên thư viện đọc là chủ yếu.

Bên cạnh đó, những du học sinh đang học đại học tại Mỹ cũng đang đau đầu với nhiều khoản chi sinh hoạt đang gia tăng. Nếu các thành phố của Mỹ ước tính tổng chi phí vào độ 10.000 USD cho một học sinh trong năm học 2010 – 2011, thì các chi phí khác ngoài học phí chiếm khoảng 6.200 USD, tăng khoảng 16% so cách đây năm năm. Trước đây, một căn phòng khoảng 1.000 USD được chia làm hai, thì nay buộc phải chia ba, bốn để lấy tiền đắp vào khoản sinh hoạt khác. Ông Nguyễn Quốc Đại, làm ở một ngân hàng thương mại tại quận 3, TP.HCM, có con đang du học ngành kỹ thuật y sinh tại bang California cho biết, năm ngoái mỗi tháng gia đình gửi sang cho con trung bình 1.500 USD. “Số tiền đó so với gia đình là rất lớn nhưng bên đó chỉ đủ chi tiêu tằn tiện. Thế nhưng năm nay tất cả các thứ từ nhà ở, chi phí sinh hoạt đều tăng, nên một tháng, gia đình lại phải gồng thêm cho cháu 300 – 400 USD để trang trải.

Cách nào để chèo chống

Năm nay tất cả các thứ từ nhà ở, chi phí sinh hoạt đều tăng, nên một tháng, gia đình lại phải gồng thêm cho cháu 300 – 400 USD để trang trải.

Nên dùng tài khoản ngân hàng – theo bà Mai, một bà mẹ có con trai đang du học ở trường đại học Alfred University bang New York, các gia đình cho con đi du học nên lập tài khoản tại các ngân hàng. Ví dụ, tại ngân hàng 20 triệu đồng có thể đổi được trên dưới 1.000 USD nhưng nếu bằng số tiền ấy mua tại thị trường bên ngoài thì không thể mua được bằng ấy.

Ông Trần Mạnh Nam, ngõ 10, Tăng Bạt Hổ, Hà Nội chia sẻ, hai năm trước cho con đi học tại Mỹ, lo lắng về kinh tế cộng thêm phải chứng minh tài chính nên đã chuẩn bị số tiền đô đủ cho con học trong bốn năm. Tuy nhiên học được hai năm con gái ông sức khoẻ yếu nên cháu phải dừng học giữa chừng. Hai năm trước tỷ giá đô Mỹ dao động 16.000 – 17.000 đồng, hiện nay lên tới 22.000đ thành ra tự dưng có lãi. Vẫn theo ông Nam, gia đình dự kiến sẽ tiếp tục cho con trai thứ hai sang Mỹ du học, theo kinh nghiệm của ông những gia đình có con đi du học, đặc biệt tại Mỹ, thì luôn luôn phải dự trữ đô trong nhà là điều chắc chắn.

(Theo Diệu Thuỳ – Thanh Tuyền/sgtt)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Đến ngày 8.3: Đã có trên 40 DN vận tải tăng cước từ 10% - 30%
  • Siêu thị chia nhỏ đợt tăng giá để giảm sốc
  • Giảm bớt việc đốt vàng, mã bằng cách đánh thuế cao
  • Siêu thị giãn tăng giá để tránh... sốc
  • Dịch bệnh - thách thức lớn trong phát triển chăn nuôi
  • Giá cả đang chịu áp lực từ nhiều phía
  • Vui xuân ngẫm về năng suất của Việt Nam
  • Nhà ở xã hội "nhộn nhịp" khắp cả nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi