Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kêu trời vì cúp điện

Lịch cắt điện hai lần/tuần khắp tỉnh Bình Dương đã dồn hàng ngàn doanh nghiệp vào thế khó, phải mua hoặc thuê máy phát điện để cứu vãn tình hình

Những ngày này, Phòng Hành chính của Điện lực Bình Dương liên tục nhận hàng chục đơn thư của các doanh nghiệp (DN) tại những khu công nghiệp (KCN) - cụm công nghiệp phản ánh tình trạng cúp điện luân phiên đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của họ.

Sốt máy phát điện

Theo Công ty TNHH Quốc tế Công nghiệp gỗ Yang Cheng (KCN Đồng An), bình quân hằng tháng, công ty đóng khoảng 500 triệu đồng tiền sử dụng điện sản xuất. Mỗi tháng công ty xuất 10-15 container đồ gỗ nhưng những ngày qua, sản xuất tại công ty bị đình trệ hoàn toàn do cúp điện liên miên, thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng/tuần.

Công ty TNHH Bình Phú chuyên sản xuất hàng may mặc cũng cho biết lịch cúp điện hằng tuần đã khiến họ thiệt hại hàng chục triệu đồng do chậm giao hàng cho đối tác. Rất nhiều DN cũng than phiền tình trạng cắt điện đã làm hư hỏng thiết bị, máy móc của họ.

Để có điện cho sản xuất, nhiều DN phải mua hoặc thuê máy phát điện. Ngày 23-4, lịch cho thuê máy phát điện tại Công ty TNHH một thành viên TM-DV-KT Bình Phú (thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã kín nhưng vẫn còn nhiều DN đề nghị thuê, chủ yếu là các công ty may mặc, giày da, đồ gỗ.


Chuẩn bị máy phát điện để cho thuê tại Công ty TNHH một thành viên TM-DV-KT
Bình Phú (Bình Dương)

Công ty Thanh Lễ có 5-6 xí nghiệp gia công giày da, hạt điều, lưỡi câu xuất khẩu... phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi thuê máy phát điện. Dù chi phí thuê máy tăng liên tục, DN này vẫn phải bấm bụng chịu. Ông Lê Văn Hải, Giám đốc Công ty Bình Phú, cho biết nhiều ngày qua, công ty đã cho hơn hàng chục DN thuê máy phát điện, giá cho thuê mỗi máy từ 3 - 5 triệu đồng/ngày (tùy công suất máy). Nửa tháng qua, Công ty Máy điện Hữu Toàn đã bán sạch hàng trăm chiếc máy phát điện. Hiện nay, tại tỉnh Bình Dương có 10 công ty bán và cho thuê máy phát điện nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của DN.

Để đối phó với việc cắt điện, KCN VN - Singapore đã đầu tư hàng chục tỉ đồng lắp hệ thống máy phát điện riêng phục vụ cho hàng trăm nhà máy trong KCN.

Xem xét lại lịch cắt điện

Theo ông Nguyễn Văn Hữu, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, nhu cầu sử dụng điện của tỉnh đã tăng bình quân 26% - 28%/năm, trong đó có khoảng 83% nhu cầu điện trên địa bàn tỉnh là sử dụng cho sản xuất công nghiệp vì vậy không thể đủ điện để cung ứng. Không chỉ DN mà đời sống sinh hoạt của người dân cũng bị đảo lộn. Điện cúp còn khiến hệ thống giao thông trong tỉnh thiếu ánh sáng, dẫn đến tình hình giao thông tại nhiều khu vực bị rối loạn.

Ông Phạm Hoàng Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết sẽ đề nghị Tập đoàn Điện lực VN xem lại kế hoạch cúp điện.

TPHCM: Máy phát điện bán chạy

Trưa 23-4, tại Metro An Phú - quận 2, hàng chục người tập trung tại khu vực bán máy phát điện để xem và mua máy. Một số chủng loại máy đã hết sạch. Nhu cầu mua chủ yếu để phòng khi cúp điện sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất. Máy phát điện có hai dạng là máy nhập khẩu 100% và máy lắp ráp trong nước, giá bán từ 9 triệu đồng đến 28 triệu đồng/máy, tùy loại. Sản phẩm do Trung Quốc sản xuất rẻ hơn, từ 4,7 triệu đồng đến 5,4 triệu đồng/máy. Các điểm bán máy móc, phụ tùng trên đường Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình), xa lộ Hà Nội (quận 2)... còn có dịch vụ cho thuê máy phát điện, giá thuê từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng/ngày (máy dành cho gia đình); 3,5 triệu đồng - 5 triệu đồng/ngày (máy dành cho công ty, cơ sở sản xuất).

Ông Nguyễn Hữu Phước, phụ trách kinh doanh Công ty TNHH TM-DV-SX Khen, cho biết khách hàng thuê máy phát điện tăng gấp chục lần so với những ngày thường. Theo ông Nguyễn Bình An, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Vương Quỳnh, công ty phải nhập thêm 30 máy phát điện các loại nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu.

N.Hải

(Bài và ảnh: Văn Hùng // Nguoilaodong Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Nhốn nháo... taxi Hà Nội
  • Chương trình quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh
  • Cầu Hàm Luông: Tạo diện mạo mới cho Bến Tre
  • Doanh nghiệp chưa “mặn” thị trường nội
  • Trao giải Sao Khuê lần thứ 7 : “Sự thay đổi lớn !”
  • Mạng quảng cáo trực tuyến VietAd vinh danh Sao Khuê 2010
  • Hai hệ lụy từ lương thấp
  • Sắp tháo cầu phao bắc qua sông Hồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi