Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng chục ý kiến phản biện đề án “bể than đồng bằng sông Hồng”

Ngày 6.8, công ty Năng lượng sông Hồng (thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam – TKV) đã gửi cho Sài Gòn Tiếp Thị báo cáo của TKV việc tiếp thu, giải trình những ý kiến thẩm định đề án “phát triển bể than đồng bằng sông Hồng”. Theo báo cáo này, đến nay, TKV đã nhận được ý kiến nhận xét, góp ý của 17 bộ, ngành, chuyên gia cho đề án trên, trong đó có Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, UBND các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên; bộ Quốc phòng, bộ Tài nguyên và môi trường, bộ Xây dựng...

Theo TKV, ý kiến chung của các cơ quan trên đồng ý việc phát triển các dự án thăm dò, thử nghiệm, khai thác, chế biến và sử dụng than đồng bằng sông Hồng là cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và các bộ, ngành, các chuyên gia đều cho rằng, điều kiện triển khai đề án là hết sức khó khăn và phức tạp về mặt khoa học công nghệ, cũng như về môi trường sinh thái. Hơn nữa, việc triển khai đề án đòi hỏi nguồn vốn lớn, cần có các cơ chế chính sách phù hợp và quản lý chỉ đạo chặt chẽ. Văn bản góp ý đã yêu cầu TKV giải trình, làm rõ thêm các nhóm vấn đề về bảo vệ môi trường, nguồn nước, vấn đề chống sụt lún mặt đất, và bảo tồn diện tích đất canh tác lúa…

Theo TKV, sau khi đề án được thông qua, cùng với việc lập “quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than đồng bằng sông Hồng”, TKV sẽ lập “báo cáo đánh giá môi trường chiến lược” (ĐMC). Đối với từng dự án cụ thể, cùng với việc lập các dự án đầu tư, TKV sẽ lập các “báo cáo đánh giá tác động môi trường” (ĐTM). Nội dung các hồ sơ ĐMC và ĐTM sẽ bao gồm đầy đủ các vấn đề theo quy định hiện hành. Các ĐMC và ĐTM sẽ được trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay, công ty Năng lượng sông Hồng thuộc TKV đã lập xong Đề cương và dự toán của việc lập ĐMC. TKV cũng có báo cáo giải trình chi tiết về tác động của việc khai thác bể than đồng bằng sông Hồng đến nguồn nước, đất đai và lúa. Về tài nguyên, TKV đang xin Chính phủ giao quản lý, điều tra cơ bản tài nguyên than tại bể than này, và xin cơ chế trích lập quỹ đầu tư phát triển riêng cho bể than bằng 10 – 20% giá trị than xuất khẩu, thông qua việc miễn giảm thuế xuất khẩu than hiện nay.

( Theo Mạnh Quân // SGTT Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Hậu quả nào khi khai thác bể than sông Hồng?
  • Khó cho doanh nghiệp nhỏ
  • Hỗ trợ lãi suất: Đã giải ngân được gần 390.000 tỷ đồng
  • Áp lực với thị trường thực phẩm cuối năm
  • Cơ hội thu lời của DN bán lẻ xăng dầu
  • Chủ động đối phó dịch bệnh
  • Phòng chống cúm A/H1N1: Tuyên truyền đang “lệch” trọng tâm
  • Doanh nghiệp trước áp lực tăng giá đầu vào
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi