Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hành khách khổ vì hãng bay chập chờn

Khách hủy vé của Viva Macau để mua vé của hãng khác buộc phải chấp nhận bay chuyển chặng nên phát sinh gấp đôi thời gian bay và chi phí xin visa. Indochina Airlines ngưng hoạt động nhưng cũng chưa bồi hoàn vé

Hãng hàng không giá rẻ Viva Macau bất ngờ ngừng bay khiến hàng ngàn hành khách bị ảnh hưởng, trong đó có vài trăm khách VN. Cục Hàng không VN đã có quyết định thu hồi giấy phép bay của Viva Macau cho đến khi hãng này được chính quyền nước sở tại cấp lại chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC).

Các chuyến bay của Viva Macau đình trệ từ ngày 27-3 cho đến ngày 1-4. Sau đó, tùy tình hình, hãng sẽ có thông báo. Hành khách đã mua vé của hãng có thể lên mạng hoặc liên hệ với đại lý để được hoàn vé hoặc có hướng dẫn mới về lịch bay. Ông Trần Trung, Phó Giám đốc Văn phòng miền Bắc Công ty TransViet – tổng đại lý bán vé của hãng tại VN- cho biết Viva Macau đã cam kết hoàn vé cho hành khách có nhu cầu. Mấy ngày qua, TransViet đã nhận hồ sơ hoàn vé cho khách để thông báo về hãng nhưng theo thủ tục, một tháng sau hành khách mới nhận được tiền. Chính sách của hàng không giá rẻ là không hoàn, không hủy vé nên thủ tục hoàn vé rất phức tạp. Đối với khách vẫn muốn bay, hãng chưa có hướng dẫn vì còn chờ kết quả đàm phán với nhà cung cấp nhiên liệu và nhà chức trách hàng không của nước sở tại.

Đáng lưu ý, Viva Macau là hãng hàng không duy nhất có đường bay thẳng giữa VN và Macau, với điểm đến là Hà Nội và TPHCM. Ngay cả hàng không quốc gia là Air Macau cũng chưa có đường bay đến VN, từ trước đến nay chỉ bay thuê chuyến theo nhu cầu. Do đó, khách hủy vé của Viva Macau để mua vé của hãng khác buộc phải chấp nhận bay chuyển chặng qua Hồng Kông, phát sinh gấp đôi thời gian bay và chi phí xin visa. Phương án khác nữa là hành khách mua vé của Vietnam Airlines hoặc Cathay Pacific để đến Hồng Kông rồi mua vé đi tiếp đến Macau.

Ông Trần Trung cho biết hiện tại Macau vẫn còn một số khách VN bị kẹt chưa thể về nước do Viva Macau không thể bay. Số khách này phải tự tìm cách về VN vì Viva Macau không có chính sách chuyển khách sang hãng khác. Nếu khách đi theo tour, công ty du lịch sẽ chịu trách nhiệm nhưng khách đi lẻ sẽ rất vất vả.

Đối với đường bay nội địa, hãng hàng không Indochina Airlines (ICA) tuy dừng mọi hoạt động xúc tiến thương mại từ cuối tháng 10 năm ngoái nhưng đã bán vé có hành trình bay đến ngày 23-3-2010 (thời hạn vé máy bay có giá trị dài nhất là 12 tháng). Trong báo cáo gửi Cục Hàng không hồi tháng 1, ICA cho biết đang tích cực bồi hoàn vé và giải quyết quyền lợi cho hành khách phát sinh từ việc ngừng bay nhưng hiện tại vẫn có hành khách phản ánh không trả được vé và không có địa chỉ liên lạc với ICA. Một số đại lý bán vé cho ICA cũng cho biết không nhận được thông báo về việc hoàn vé cho khách và tiền đặt cọc vé của đại lý.

Ngay cả Cục Hàng không VN cũng không thể liên lạc được với lãnh đạo của ICA để yêu cầu báo cáo tình hình tài chính, công nợ như đã yêu cầu cách đây 3 tháng. Cục Hàng không VN cho biết đến hết ngày 31-5, nếu ICA không có khả năng bay, hãng sẽ bị rút giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, trường hợp hãng vận chuyển không bay nhưng không hoàn tiền vé, hành khách có thể kiện ra tòa.

ICA không “biến mất”?

Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ chiều 30-3, một đại diện của ICA cho biết hãng chưa có thông tin nào về khả năng hoạt động trở lại nhưng ICA không “biến mất” vì tại TPHCM vẫn có văn phòng (tại số 5 Đống Đa, quận Tân Bình) và trụ sở tại số 30 Bà Huyện Thanh Quan (địa chỉ ghi trong giấy phép kinh doanh). Về việc hoàn vé cho khách, vị này cho biết cơ bản đã trả hết tiền, chỉ còn số ít khách có lịch bay cuối tháng 3 nhưng liên lạc muộn. Ông cũng xác nhận riêng các đại lý vẫn chưa lấy lại tiền đặt cọc nhưng không nói rõ lý do vì hãng không có tiền trả hay muốn tiếp tục giữ để khởi động lại trong thời gian tới.

 

(Theo Tô Hà // Nguoilaodong Onlie)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Thành phố “không dây”
  • “Loạn” quy hoạch thu phí đường bộ
  • Chuyện giá thành hạt lúa
  • Sắp cắt giảm hàng loạt dòng thuế
  • Triển khai mua 500.000 tấn gạo tạm trữ
  • Hạn hán trên diện rộng: Nguy cơ thiếu điện trầm trọng
  • Làm nhà bằng container: Lợi đủ đường
  • Vướng mắc GPMB dự án xây dựng cầu Nhật Tân Nguy cơ xong cầu mà không có… đường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi