Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hết thời "tin nhanh World Cup"!

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ số đang thu hẹp dần "đất sống" của các tờ tin nhanh thể thao trong mỗi mùa World Cup. Ảnh: Đông Nghi

Đầu báo giảm, lượng phát hành thấp… là những minh chứng cho thấy những tờ tin nhanh World Cup đã không còn "hốt bạc" như cách đây hai, ba mùa giải do sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ số.

Trưởng văn phòng đại diện tại TPHCM của một tờ báo thể thao có trụ sở ở Hà Nội nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng, chưa mùa bóng đá nào các tờ tin nhanh lại ở tình trạng thê thảm như mùa World Cup năm nay.

Theo vị này, mùa World Cup năm nay chỉ có 3 tờ tin nhanh World Cup của ba tờ báo chính trị - xã hội là Tin nhanh Tuổi trẻ, Thanh niên tin nhanh thể thao Tin nhanh World Cup 2010 củabáo Người lao động, giảm mạnh so với con số 16 tờ của mùa World Cup France 98.

So với mùa World Cup gần nhất, diễn ra tại Đức năm 2006, “làng” tin nhanh cũng đã vắng đi một số cái tên như tin nhanh của báo Lao Động hay tin nhanh World Cup của báo Thể thao văn hóa… Các tờ báo chuyên thể thao vẫn xuất bản hàng ngày các bản tin nhanh nhưng “lồng ghép” vào tờ báo chính, không phát hành riêng lẻ như trước kia.

Đầu báo giảm nhưng số lượng phát hành của những tờ tin nhanh còn hoạt động cũng không tăng lên được. "Những mùa World Cup hay EURO cách đây chừng 8 - 10 năm, các tờ báo thắng lớn vì số lượng phát hành các tờ tin nhanh đều tính bằng vạn. Hiện giờ thì chỉ có thể tính bằng con số vài ngàn trong mỗi lượt in thôi" - vị này cho biết. Theo ông, tờ báo này đang sống nhờ các nguồn thu khác chứ không phải từ bán báo như những năm trước kia.

Không chỉ các tòa báo mà những người bán báo cũng bị ảnh hưởng bới tình trạng này. Anh Phúc, chủ đại lý Phúc Quảng Ngãi, phân phát báo mỗi sáng trước nhà in Lê Quang Lộc, đường Lý Chính Thắng, quận 3, TPHCM cho hay: "Trong nhóm các tờ báo thể thao hàng ngày, trừ tờ Bóng đá có số lượng phát hành tăng hơn gấp đôi, các tờ khác vẫn như ngày thường. Riêng với các tờ tin nhanh, mỗi ngày anh chỉ dám lấy một vài trăm bản vì bán ế".

Chị Thúy, chủ sạp báo trên đường Đồng Đen, quận Tân Bình cũng thừa nhận, bán báo đã hơn 15 năm nay, qua vài mùa World Cup nhưng chưa bao giờ chị thấy tin nhanh ế như năm nay. Mỗi ngày chỉ bán được 5-7 tờ, chiếm tỷ lệ quá ít trong tổng số báo bán được của sạp.

Anh Phúc cho rằng, tình trạng ế ẩm này là do báo điện tử quá phát triển, ai muốn biết tin tức gì chỉ cần lên mạng là có. Còn theo vị trưởng đại diện nói trên, “Người đọc hiện nay có quá nhiều kênh thông tin để lựa chọn. Muốn biết kết quả trận đấu, người ta chỉ cần lên mạng internet, vào các trang báo điện tử hay gửi một tin nhắn đến đầu số nào đó là có ngay, đâu cần chờ đến sáng để mua báo đọc như hồi xưa”.

(Theo Đông Nghi // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • 6 tháng, thuê bao di động tăng gấp 31 lần cố định
  • Ngừng cắt điện tại các địa phương từ 1/7
  • Huy động toàn bộ công suất và mua điện giá cao để đáp ứng nhu cầu điện
  • Những ngôi nhà tránh, trú bão ở miền trung
  • Yêu cầu kỷ luật thích đáng tổ chức, cá nhân vi phạm trong cấp điện
  • Sẽ có “gậy” hạn chế mũ bảo hiểm kém chất lượng
  • Nắng nóng trở lại
  • Huy động tối đa các nguồn điện, kể cả nguồn điện có giá thành cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi