Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Huy động toàn bộ công suất và mua điện giá cao để đáp ứng nhu cầu điện

Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng và tình hình hạn hán nghiêm trọng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động toàn bộ công suất để phát điện kể cả mua điện giá cao.

Nhà máy điện Cà Mau vận hành bằng dầu DO (nhiên liệu đắt đỏ đối với sản xuất điện) - Ảnh Chinhphu.vn

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN cho biết, với lý do trên, trong 6 tháng qua, EVN đã chịu lỗ khoảng 4.700 tỷ đồng.

Sản lượng điện tăng hơn 16%

Theo báo cáo EVN, 6 tháng qua, do thời tiết khô hạn và nước về muộn nên nguồn thủy điện của EVN chỉ huy động bằng 84,46%, hụt hơn 1,7 tỷ kWh so cùng kỳ năm 2009.

Nỗ lực đáp ứng điện cho sản xuất và nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, EVN đã huy động tất cả các nguồn điện hiện có, trong đó có các nguồn điện có giá thành rất cao, đó là nhiệt điện dầu tăng 179,85%, tua-bin khí chạy dầu tăng 604,8% và Diesel tăng 21,76% so cùng kỳ năm 2009.

6 tháng đầu năm 2010, điện sản xuất và mua của EVN đạt 45,950 tỷ kWh, tăng 16,55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện sản xuất là 27,609 tỷ kWh, tăng 5,86%, điện mua ngoài là 18,341 tỷ kWh, tăng 37,45% so cùng kỳ (điện mua Trung Quốc 2.443 triệu kWh, tăng 31,19%).

Vẫn thiếu điện

Trong 6 tháng đầu năm, do lưu lượng nước về các hồ thủy điện miền Bắc thấp hơn trung bình nhiều năm (từ 35% - 55%), lũ về muộn hơn so với các năm trước nên các nhà máy thủy điện phía Bắc như Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang khai thác cầm chừng theo lượng nước về, các nhà máy thủy điện miền Trung và miền Nam khai thác theo kế hoạch điều tiết. Mỗi ngày chỉ khai thác tối đa được từ 45-50 triệu kWh (nếu đủ nước có thể khai thác được 120 triệu kWh).

EVN đẩy nhanh tiến độ công trình đường dây 500KV để đón điện từ Thủy điện Sơn La, sẽ chạy tổ máy số 1 vào cuối năm nay - Ảnh Chinhphu.vn

Để đối phó với việc thiếu hụt sản lượng từ nguồn thủy điện EVN đã huy động tổng lực các nguồn nhiệt điện.

Song do mùa khô năm nay thời tiết nắng nóng gay gắt trên diện rộng, nhu cầu điện tăng cao nên trong quý II/2010 càng làm cho việc cung ứng điện thêm căng thẳng.

Nhằm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công thương về các giải pháp cấp bách cung cấp điện trong mùa khô, để đảm bảo an toàn hệ thống điện quốc gia, EVN phải thực hiện phân bổ sản lượng điện đầu nguồn bình quân ngày cho các tổng công ty, công ty điện lực trong quý II/2010 để các đơn vị chủ động cung cấp điện cho khách hàng, dẫn đến các Công ty Điện lực địa phương đã  phải thực hiện cắt điện luân phiên, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Những ngày đầu tháng 7, do có mưa khu vực thượng nguồn sông Đà nên nước về các hồ thủy điện phía bắc được cải thiện hơn trước và các nhà máy nhiệt điện than mới đã khắc phục được sự cố vận hành trở lại, nên EVN chỉ đạo các đơn vị, từ ngày 1/7/2010, không thực hiện điều hòa tiết giảm phụ tải tại các địa phương (trừ trường hợp sự cố bất khả kháng).

Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết từ ngày 5/7 lưu lượng nước về các hồ đã giảm, thời tiết sẽ diễn biến phức tạp, nắng nóng còn tiếp tục gay gắt trên diện rộng.

EVN dự kiến trong tháng 7/2010, nhu cầu điện trung bình ngày toàn hệ thống ở mức 297 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất dao động từ 14.000 MW-15.500 MW. Hệ thống điện Quốc gia không có dự phòng, có khả năng thiếu công suất vào giờ cao điểm.

EVN cho biết, trong tháng 7/2010, tiếp tục huy động tối đa nhiệt điện than, tua bin khí; huy động nhiệt điện dầu FO ở mức cao, tiếp tục mua điện Trung Quốc ở mức cao nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

(Theo Minh Huệ // Tin Chính phủ)

 

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Những ngôi nhà tránh, trú bão ở miền trung
  • Yêu cầu kỷ luật thích đáng tổ chức, cá nhân vi phạm trong cấp điện
  • Sẽ có “gậy” hạn chế mũ bảo hiểm kém chất lượng
  • Nắng nóng trở lại
  • Huy động tối đa các nguồn điện, kể cả nguồn điện có giá thành cao
  • Tái cơ cấu để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn
  • Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010
  • Tọa đàm trực tuyến: Dấu ấn ngàn năm Thăng Long – Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi