Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lương công nhân dệt may sẽ tăng

Ký thoả ước lao động tập thể giữa hiệp hội Dệt may và công đoàn - Lương công nhân dệt may sẽ tăng

Lần đầu tiên, một bản thoả ước lao động tập thể quy mô ngành đã được ký kết giữa hiệp hội Dệt may và công đoàn ngành dệt may vào ngày 26.4 vừa qua sau hai năm lấy ý kiến rộng rãi các doanh nghiệp.

Sau bản thoả ước lao động tập thể ngành dệt may, chắc chắn thị trường sẽ điều chỉnh lương của công nhân ngành này tăng lên.


Sau bản thoả ước lao động tập thể ngành dệt may, chắc chắn thị trường sẽ điều chỉnh lương của công nhân ngành này tăng lên

Ông Trương Văn Cẩm, phó chủ tịch công đoàn ngành dệt may không giấu được vui mừng. Qua bảy lần sửa đổi bổ sung, cuối cùng thoả ước lao động tập thể ngành này cũng đã được ký kết và thực hiện thí điểm. Theo ông Cẩm, người được lợi nhiều sẽ là những công nhân đang làm việc vất vả, thậm chí tăng ca liên tục mà thu nhập vẫn thấp.

 Lương tăng

Cụ thể, bản thoả ước có 14 điều cơ bản, trong đó có các quy định về đảm bảo việc làm và văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp, quy định về lương, tiền tăng ca của người lao động và cách thức xử lý khi có tranh chấp lao động. Những quy định này đều cao hơn các tiêu chuẩn trong bộ luật Lao động hiện hành. Ví dụ, nếu công nhân làm việc đủ thời gian, đủ định mức thì không kể tiền tăng ca, làm thêm giờ thu nhập bình quân của những người làm việc tại vùng 1 (theo lương tối thiểu) mức thấp nhất phải là 1,7 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 1,6 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 1,4 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 1,2 triệu đồng/tháng. “Mức lương này sẽ cao hơn hiện nay khoảng 15 – 30%, tránh tình trạng mức lương trung bình chung thì cao nhưng lương của lãnh đạo hàng chục ngàn USD trong khi công nhân chỉ 1 triệu đồng/tháng”, ông Cẩm nói.

Ngoài ra, chủ sử dụng lao động cam kết không xây dựng quá 15 bậc lương, tránh tình trạng như hiện nay nhiều doanh nghiệp xây dựng tới 30 – 40 bậc lương, mỗi bậc chỉ cách nhau tí chút để người lao động có được tăng bậc cũng chỉ được tăng lương chút ít. Mức lương bậc 1 của người lao động ở những công việc đòi hỏi học nghề phải cao hơn ít nhất 10% so với lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (hiện tại quy định của Nhà nước là cao hơn 7%). Chủ sử dụng lao động phải xét nâng bậc cho người lao động sau 1 – 2 năm, rút ngắn một năm so với quy định của Nhà nước là 2 – 3 năm. Cứ sáu tháng một lần, bản thoả ước này sẽ được các bên cùng xem xét và điều chỉnh lại.

Trước đó, bản thoả ước lao động tập thể ngành này đã được lấy ý kiến tại 130 doanh nghiệp dệt may. Hiện tại ông Cẩm cho biết, đã có 69 doanh nghiệp đăng ký thực hiện với tổng số lao động là 90.266 người. Như vậy số lao động tham gia vào thoả ước này chiếm khoảng 50% trong tổng số gần 200.000 lao động của ngành này.

Phân tích của ông Nguyễn Xuân Dương, tổng giám đốc công ty cổ phần may Hưng Yên, nơi đang có tám công ty con và sử dụng 10.000 lao động cho thấy, sau bản thoả ước này, doanh nghiệp dệt may muốn có được lao động thì sẽ phải tăng lương cho họ. Tuy số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia chưa nhiều nhưng bản thoả ước này sẽ kéo mức lương thị trường của lao động ngành này lên.

Đình công sẽ giảm?

Ông Phạm Minh Huân, thứ trưởng bộ Lao động – thương binh và xã hội đồng thời là thường trực uỷ ban Quan hệ lao động quốc gia, bình luận với xu hướng Nhà nước phải giảm dần các can thiệp hành chính vào hoạt động của các doanh nghiệp, thì việc đại diện chủ sử dụng và người lao động cùng ký kết bản thoả ước này đã đưa ra một hình thức thương lượng mới trên quy mô lớn, thay vì chỉ ở quy mô doanh nghiệp như trước đây.

Việc chủ sử dụng tự nguyện tham gia vào thoả ước này, có nghĩa là tự nguyện cam kết đảm bảo việc làm, đảm bảo tiền lương cho người lao động theo thoả ước sẽ góp phần giảm các cuộc đình công tự phát trong ngành dệt may”, ông Huân nói. Ngành dệt may vốn được xem là ngành “nóng” về đình công với số lượng các cuộc đình công năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2006 ngành này đã xảy ra 387 cuộc, năm 2007 là 541 cuộc, năm 2008 là 773 cuộc…

Ông Đặng Ngọc Tùng, chủ tịch tổng liên đoàn Lao động cũng kỳ vọng, sau bản thoả ước lao động tập thể đầu tiên này, tranh chấp lao động trong ngành dệt may sẽ giảm xuống. Hơn thế, nhiều ngành khác sẽ có cơ sở để thực hiện những thoả thuận tương tự với người lao động để cùng đạt được mục tiêu chia sẻ lợi ích.

(bài và ảnh: Tây Giang // SGTT Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó lớn lên
  • Bánh tiêu, bánh bò, cháo quẩy... đi Tây
  • Doanh nhân Việt Nam – Campuchia gặp nhau bàn cách gỡ khó
  • Xuất hiện sâu mới phát tán qua Yahoo! Messenger
  • Cách nào giảm thiểu tai nạn lao động?
  • Về Long Khánh hôm nay
  • Liên kết ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Khắc phục tình trạng nợ bảo hiểm xã hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi