Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát hiện 6/7 mặt hàng tăng giá không theo qui định

Trong 7 mặt hàng chỉ có mặt hàng đường ăn là giảm giá so với đầu năm. Các mặt hàng còn lại đều tăng giá với mức tăng cao nhất 25%.

Ngày 27/6 Bộ Tài chính chính thức công bố kết quả kiểm tra 7 mặt hàng thiết yếu tại 21 doanh nghiệp, gồm kinh doanh khí hóa lỏng, sản xuất xi măng, sản xuất thép xây dựng, sản xuất kinh doanh phân bón hóa học, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất đường ăn và kinh doanh sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi.
 
Kết quả kiểm tra cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, chỉ có mặt hàng đường ăn là giảm giá, còn lại 6 trên 7 mặt hàng tăng giá so với thời điểm 31/12/2010, trong đó cao nhất là mặt hàng phân bón hóa học tăng khoảng 25%, thấp nhất là mặt hàng thức ăn chăn nuôi, tăng từ 1,05% đến 2,56%. Cụ thể:
 
Mặt hàng khí hóa lỏng điều chỉnh tăng giá 5 lần, điều chỉnh giảm giá 1 lần; tăng từ 4,55% đến 11,92% trên hai thị trường lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Mặt hàng phân bón hóa học điều chỉnh tăng giá 5 lần và tăng khoảng 25%.

Mặt hàng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi điều chỉnh tăng giá 1 lần trung bình tăng từ 8% đến 11,5%.
Mặt hàng thức ăn chăn nuôi, tăng giá 6 lần, trung bình tăng từ 1,05% đến 2,56%.

Mặt hàng xi măng các doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng giá nhiều nhất là 3 lần, giảm giá 1 lần, giá bán trung bình tăng 18,9% đến 19,39 %.
 
Mặt hàng thép xây dựng tăng giá từ 4 đến 6 lần tăng trung bình từ 14% đến 14,2%.
 
Riêng mặt hàng Đường ăn đầu năm 2011 giá giảm nhẹ từ 1,2% đến 5% do trong tháng 11-12/2010 đã tăng giá từ 14% đến 15%.

Trong số các doanh nghiệp được kiểm tra, có 4 doanh nghiệp điều chỉnh giá bán tăng cao hơn so với mức tăng chi phí đầu vào tương ứng. Đó là Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Mai, Công ty cổ phần Việt Pháp, Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí.

Cũng theo Bộ Tài chính, việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký, kê khai, niêm yết giá của các doanh nghiệp vẫn chưa được chấp hành đầy đủ. Qua kiểm tra cũng đã xử lý truy thu vào ngân sách nhà nước gần 21 tỷ đồng tiền thuế.

Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp không được tăng giá bán cao bất hợp lý, cắt giảm các khoản chi như quảng cáo, tiếp thị để hạ giá bán sản phẩm; Thực hiện đăng ký giá với Cục Quản lý giá theo quy định; Chỉ đạo rà soát toàn bộ các khâu trong quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, hạ giá thành và giá bán sản phẩm, góp phần bình ổn thị trường.

(Báo Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Hàng bình ổn được bán theo đúng cam kết
  • Hai sản phẩm trở thành nhãn hiệu bảo hộ tập thể
  • Phát động thi tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà c
  • Mỗi ngày hơn 100 người Việt Nam chết vì thuốc lá
  • Air Mekong mở đường bay TP.HCM - Quy Nhơn
  • 30% ôtô lưu hành không đạt tiêu chuẩn khí thải
  • Sắp thu phí tự động tại sân bay Tân Sơn Nhất
  • Siêu thị ngày càng đông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi