Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cơ cấu để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn

Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng thời gian qua và vấn đề tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được các nhà báo quan tâm đặt nhiều câu hỏi tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2010.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại buổi họp báo - Ảnh Chinhphu.vn

Chiều 2/7, chủ trì cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo một số kết luận quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp Chính phủ vừa diễn ra trong 2 ngày đầu tháng.

 Thủ tướng đã chỉ đạo một số biện pháp cụ thể về kinh tế vĩ mô liên quan đến các lĩnh vực như tài khóa, tỷ giá, lãi suất, kiểm soát giá cả, đặc biệt kiểm soát giá thuốc, giá sữa...

  Chính phủ đang tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho năm 2011 và những năm tiếp theo với tinh thần kiên trì phấn đấu đạt và vượt những mục tiêu đã đặt ra, trong đó chủ trương thực hiện một số vấn đề lớn như tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, giải quyết những điểm nghẽn của nền kinh tế…Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Thiếu điện do cả chủ quan và khách quan

Trả lời câu hỏi của báo chí về tình trạng thiếu điện trầm trọng trong thời gian qua và trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, hạn hán liên tục xảy ra, do vậy các hồ chứa bị cạn kiệt. Trong khi cơ cấu ngành điện của Việt Nam tới 42% điện thương phẩm là từ thủy điện.

Mặc dù sản lượng điện 6 tháng đầu năm nay tăng 16,6%, nhưng do thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện cũng tăng cao.

Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng mất điện trong suốt thời gian qua ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân và doanh nghiệp có trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Công Thương và EVN, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn nhìn nhận.

Ông cho biết thêm, công tác dự báo cũng có phần khuyết điểm. Mặt khác một số dự án điện còn chậm, điều hành quản lý, tiết kiệm điện còn nhiều vấn đề bất cập.

EVN đã có báo cáo Chính phủ về vấn đề này, đồng thời phân tích những hoàn cảnh khách quan mà ngành điện đang gặp phải cũng như những biện pháp khắc phục hiệu quả trong thời gian tới.

Tái cơ cấu để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn

Phó Chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn

Vấn đề tái cơ cấu Vinashin, Phó Chủ nhiệm VPCP, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Phạm Viết Muôn cho biết, việc phát triển cơ khí chế tạo, trong đó có đóng tàu là một trong những chính sách trọng điểm của Đảng và Nhà nước để thực hiện chiến lược kinh tế biển và thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

“Đã là trọng điểm thì cần có hỗ trợ. Còn việc ưu ái Vinashin hay không thì một lần nữa Chính phủ khẳng định không ưu ái. Vinashin cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác cũng phải hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tiền vay ngân hàng phải được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích”, Phó Chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn bày tỏ.

Ông Phạm Viết Muôn phân tích, việc tái cơ cấu Vinashin cũng có nguyên nhân khách quan từ bên ngoài là do khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới , nhiều hợp đồng Vinashin đã ký kết đổ bể trong khi đã đầu tư không nhỏ. Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân bên trong, đó là đầu tư dàn trải, quản lý tài chính, công nợ còn nhiều yếu kém.

Thủ tướng đã yêu cầu Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vinashin phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân, từ đó xác định rõ trách nhiệm, nếu sai phạm phải xử lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

“Bài học của Vinashin chính là việc phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động các doanh nghiệp khi đã trao thẩm quyền và phân cấp. Quyết định tái cơ cấu Vinashin nhằm đạt 4 mục tiêu. Đó là duy trì và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển; sử dụng có hiệu quả năng lực, cơ sở vật chất đã và đang đầu tư; không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động”, Phó Chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn nói.

Ông Phạm Viết Muôn cho rằng, việc tái cơ cấu 1 tập đoàn hay lớn hơn là 1 ngành kinh tế cũng là việc bình thường, sau Vinashin sẽ tiếp tục tái cơ cấu các doanh nghiệp để đạt hiệu quả tốt hơn.

Sau những năm khủng hoảng vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn được giữ vững, các DN vẫn hoạt động bình thường. Riêng về điện lực, Thủ tướng chỉ đạo phải xây dựng thị trường điện cạnh tranh trong đó có nội dung là tổ chức lại EVN.

(Theo Kiều Liên // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010
  • Tọa đàm trực tuyến: Dấu ấn ngàn năm Thăng Long – Hà Nội
  • Mưa bão tới muộn, có thể xảy ra lũ lớn ở Việt Nam
  • Góp ý cho vận tải hành khách công cộng
  • Xây nhà ở cộng đồng cho người nghèo ở các đô thị
  • Lợi dụng thời cơ để tăng giá
  • Hàng quán Hà Nội “lăn” theo trái bóng World Cup
  • Người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi