Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tai nạn giao thông đã giảm sâu

Tai nạn giao thông đã giảm sâu
Kết quả bố trí lệch giờ làm việc, học tập tại Thủ đô vào giờ cao điểm buổi sáng, giao thông thành phố đã thông suốt.

Tai nạn giao thông giảm sâu, vào giờ cao điểm buổi sáng giao thông Hà Nội đã thông suốt… Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 về các giải  pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Những con số cụ thể ở nghị quyết này là từ năm 2012 hàng năm giảm tai nạn giao thông từ 5 đến 10%. Ngay trong năm 2012 và những năm tiếp theo giảm mức độ ùn tắc ở hai thành phố lớn và những trục đường quan trọng về ùn tắc giao thông, nhất là những sự cố ùn tắc tới trên 30 phút.

Báo cáo của Chính phủ cho biết, 9 tháng qua trong cả nước đã xảy ra 23.619 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.908 người, bị thương 25.002 người. So với 9 tháng năm 2011, giảm 9.360 vụ (28,38%), giảm 1.502 người chết (17,86%), giảm 10.634 người bị thương (29,84%).

Về chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội, kết quả bố trí lệch giờ làm việc, học tập tại Thủ đô vào giờ cao điểm buổi sáng, giao thông thành phố đã thông suốt.

Vào giờ cao điểm buổi chiều, tình hình giao thông đã có những cải thiện rõ rệt trên một số tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc như Trường Chinh, Chùa Bộc, Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Trãi, Nguyễn Lương Bằng, Xuân Thủy - Cầu Giấy....  

Ùn tắc giao thông tại Tp.HCM cũng được cho là đã có nhiều chuyển biến tích cực với các giải pháp mang tính đột phá như bố trí lệch giờ làm việc, học tập; lắp đặt cầu vượt cho xe có tải trọng nhẹ…

Hiện Hà Nội chỉ còn 67 điểm điểm nút thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, giảm 46% so với cuối năm 2010, Tp.HCM trong 9 tháng xảy ra 2 vụ ùn tắc giao thông trên 30 phút, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 22 vụ (91,67%), báo cáo cho biết.

Hai chỉ tiêu cơ bản được đặt ra trong năm 2013 là giảm 5% - 10% số vụ tai nạn, số người chết và bị thương so với năm 2012. Đồng thời giảm cả về số vụ ùn tắc, điểm ùn tắc ở cả Hà Nội và Tp.HCM.

Một trong những giải pháp trọng tâm được Chính phủ xác định cho năm sau là tăng cường vai trò của cấp ủy đảng trong công tác chỉ đạo, thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đưưa công tác này vào trong nội dung sinh hoạt định kỳ của chi bộ, phải coi việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của tổ chức Đảng và phân loại đảng viên.

Xem xét báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, tình hình trật tự an toàn giao thông còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, thiệt hại về người và tài sản vẫn ở mức cao.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các giải pháp để chống ùn tắc chưa quyết liệt. Ủy ban dẫn kết quả điều tra xã hội học (tháng 9/2012) cho thấy chỉ có 18,5% người được hỏi hài lòng với các giải pháp chống ùn tắc do chính quyền hai thành phố thực hiện, 52,3% chưa hài lòng và 14,2% không hài lòng.

Hiện toàn quốc có 37.601.594 phương tiện đường bộ, trong đó có 1.970.698 xe ôtô và 35.631.256 mô tô, vẫn theo số liệu của Ủy ban này.

(Theo Vneconomy)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Chiết nạp ga lậu: Báo động đỏ
  • Cuộc chiến giữ rừng và những chuyện “ngoài báo cáo”
  • 1.001 chiêu tăng giá của các chủ nhà trọ
  • Sắp có đường bay thẳng Kuala Lumpur – Đà Nẵng
  • Xe khách thua... xe “dù”
  • Ra mắt dịch vụ cúng giỗ online đầu tiên tại Việt Nam
  • Hà Nội sẽ tăng giá vé xe buýt?
  • Số hộ thiếu đói đã giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi