Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thực hiện cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thời cơ tái cấu trúc chiến lược kinh doanh

Thực hiện cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thời cơ tái cấu trúc chiến lược kinh doanh

Trả lời Sài Gòn Tiếp Thị, ông Hoàng Thọ Xuân, vụ trưởng vụ Thị trường trong nước, bộ Công thương, cho biết:

Trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, thì thị trường xuất khẩu của chúng ta gặp khó khăn. Trong bối cảnh như vậy thì Thủ tướng giao cho bộ Công thương xây dựng đề án phát triển thị trường trong nước, ngõ hầu cũng là góp phần để đảm bảo tăng trưởng, duy trì ở mức tích cực và cần thiết. Nói nôm na là khi ta bán cho thiên hạ khó thì bán cho thị trường trong nước, đẩy mạnh nó lên. Trước khi Bộ Chính trị ban hành cuộc vận động này thì bộ Công thương đã bắt đầu triển khai chương trình xúc tiến thương mại trên cả nước theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

Ông Hoàng Thọ Xuân

Từ cuộc vận động của Bộ Chính trị, bộ Công thương đã đề xuất hoặc tham mưu cho Chính phủ như thế nào để có một kế hoạch phát triển lâu dài cho thị trường tiêu dùng nội địa?

Việc thứ nhất mà chúng tôi phải làm là phải nghĩ đến một chương trình dài hơi hơn, rộng lớn hơn để hưởng ứng cuộc vận động này. Đến nay, chúng tôi cũng đang được bộ giao xây dựng một chương trình hướng đến định hướng “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong đó, nghiên cứu kỹ các khối sản xuất như thế nào, khối lưu thông trong nước ra làm sao, rồi vấn đề cơ chế chính sách.

Theo ông, vì sao người tiêu dùng trong nước chưa quan tâm đến hàng nội?

Thực sự mà nói người tiêu dùng họ rất quan tâm đến giá cả, nhất là người tiêu dùng Việt Nam trong điều kiện kinh tế có biến động như hiện nay. Yêu thích hàng ngoại, nhưng đó là hàng ngoại nào? Về đại thể mà nói, thị trường chúng ta bây giờ chủ yếu là hàng Trung Quốc, ưu thế của mặt hàng này là giá rất rẻ. Không chỉ Việt Nam, mà hàng Trung Quốc còn tràn ngập nhiều thị trường khác, đánh vào tâm lý giá rẻ. Không phải tất cả, nhưng số đông người dân mình chưa phải dư dả, nhất là trong điều kiện suy thoái hiện nay thì người ta quan tâm đến vấn đề giá cả cũng là điều hợp lý. Thứ hai là độ phong phú của hàng hoá, chiều sâu của mặt hàng đứng về mặt giá trị sử dụng, thì hàng Việt Nam cũng chưa đáp ứng điều đó. Có thể giá trị sử dụng tương đương nhưng hàng nước ngoài họ đi vào những mẫu mã, kích thước, kiểu dáng phong phú, hấp dẫn được người tiêu dùng.

Bên cạnh tâm lý “sính ngoại”, thì trong chừng mực nào đó dịch vụ kèm theo của nước ngoài hấp dẫn hơn.

Thưa ông, thời gian qua chúng ta chỉ chú trọng xuất khẩu, mà thực sự chưa đánh giá đúng vị trí của thị trường tiêu dùng nội địa?

Xuất khẩu là đúng, nếu không xuất khẩu được thì mọi thứ vô nghĩa hết, mặc dù xuất khẩu đóng góp vào GDP không nhiều. Tiêu thụ trong nước thì có hạn, nếu không xuất khẩu được thì không giải phóng được đầu ra, lập tức tiêu dùng trong nước sẽ giảm ngay, không có động lực gì để phát triển sản xuất trong nước. Hiện nay chênh lệch xuất và nhập khẩu còn lớn, xuất khẩu ít hơn nhập khẩu, nhưng không thể không nói đến xuất khẩu vì đây là bài toán chiến lực lâu dài, rất cơ bản là phải đẩy mạnh xuất khẩu. Không có xuất khẩu thì không thể sản xuất được.

Nói thế để hiểu rằng, chẳng phải là chúng ta coi trọng xuất khẩu hơn, nhưng một quốc gia không xuất khẩu thì không thể phát triển được.

Có điều là, nếu nói từ trước đến giờ không quan tâm lắm đến sản xuất trong nước là không đúng. Nhưng bây giờ với tình hình suy thoái như vậy, thì không còn cách nào khác là “thiên hạ không dùng thì mình phải dùng”. Đương nhiên trong này cũng có câu chuyện là từ xưa đến nay việc chăm lo phát triển thị trường trong nước chưa được thoả đáng.

Nhưng thưa ông, bản thân các doanh nghiệp nhiều khi cũng chưa chú tâm vào khai thác thị trường nội địa, mặt hàng mà họ cung cấp cho người tiêu dùng trong nước là những mặt hàng kém phẩm chất so với hàng hoá xuất khẩu?

Trong thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp có sự thay đổi rất lớn trong chiến lược phát triển thị phần của mình, chẳng hạn như ngành dệt may là đơn vị đi đầu trong việc này, hoặc một số lĩnh vực như nhựa, đồ điện dân dụng… Điều đó cho thấy các doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, bám sát hơn nhu cầu và chiếm lĩnh thị phần tiêu dùng nội địa, phát triển mạnh mẽ hệ thống kinh doanh cũng như ứng dụng một số công nghệ tiên tiến và hiện đại trong kinh doanh.

Nhân thời điểm suy thoái như thế này, thì đây cũng là thời cơ để tái cấu trúc lại chiến lược kinh doanh của mình, ở góc độ thương mại thì đây là cơ hội phát triển thị trường thật. Các doanh nghiệp cũng đã ý thức được điều này.

(Theo Phan Hương (thực hiện)/SGTT)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Doanh nghiệp TP.HCM và ông bầu bóng đá
  • Không quản nổi chất lượng thực phẩm
  • Thịt dơ tràn vào do quản lý lỏng lẻo
  • Trạm xử lý nước rác 1.000m3/ngày đêm
  • Hư thực chỉ số chất lượng sữa
  • Bia hơi Hà Nội "tràn" vào Sài Gòn
  • Xóa nghèo bền vững từ sinh kế cộng đồng
  • Để bảo hiểm y tế phát huy tác dụng...
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi