Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao trai nhiều gái ít?

Sự mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam những năm gần đây lại tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Ảnh minh họa

Theo công bố tại buổi họp báo của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) ở Hà Nội mới đây, tỷ số giới tính khi sinh (chênh lệch giới tính nam - nữ) ở Việt Nam 5 năm trở lại đây tăng nhanh và có những diễn biến phức tạp hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới.

Con số cụ thể về tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam hiện đang là 110,5 bé trai/100 bé gái. Mặc dù chưa cao bằng một số quốc gia khác như Ấn Độ: 112, Trung Quốc 120 và Azerbaijan 117, nhưng sự mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam những năm gần đây lại tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Điều này đang trở thành vấn đề nổi cộm về an ninh dân số Việt Nam, thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới - ông Bruce Campbell, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cho hay.

Điều đặc biệt trong báo cáo cho thấy, trình độ học vấn của người mẹ quan hệ tương hỗ chặt chẽ với tỷ số giới tính khi sinh - người phụ nữ càng có học thức cao thì càng có khả năng và điều kiện lựa chọn sinh con trai. Cụ thể, nhóm các bà mẹ có trình độ tiểu học và thấp hơn có tỉ lệ đẻ con trai là 107/100 (số nam/nữ), trong khi nhóm trung học phổ thông và học nghề là 111 và con số này ở nhóm chị em có trình độ cao đẳng trở lên là gần 114.

Ông Bruce Campbell cho rằng, ở các nước khác trong khu vực châu Á, không hề thấy mối liên quan giữa trình độ của mẹ và giới tính của con; và hiện tượng này chỉ có ở Việt Nam.

Giải thích điều này, tiến sĩ Phạm Nguyên Bằng, cán bộ chương trình UNFPA cho hay, ở Việt Nam, tâm lý thích có con trai đã ăn sâu trong tiềm thức của hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, nhóm phụ nữ có học thức cao thường cũng là nhóm giàu nhất, có mức sinh thấp, đồng thời cũng có nhiều điều kiện tiếp cận thông tin, công nghệ để lựa chọn giới tính của con, nên có tỷ lệ đẻ con trai cao hơn.

Báo cáo của Quỹ dân số Liên hiệp quốc lần này còn cho thấy sự mất cân bằng giới tính khi sinh cũng tùy thuộc nhiều vào vị thế kinh tế xã hội của hộ gia đình và lần sinh con thứ mấy trong gia đình: Nhóm dân số nghèo nhất thường có tỷ số giới tính nam - nữ gần với mức bình thường nhất là 105, trong khi với nhóm dân số giàu thì con số này lên đến 112.

Theo các chuyên gia, nếu không có sự can thiệp, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục diễn ra như hiện nay thì năm 2015 con số chênh lệch giữa trẻ trai trên trẻ gái khi sinh là 115/100 và không dừng lại tại đó, và hệ quả là từ nay tới 2049, nước ta sẽ thừa tới 12% nam giới (mỗi năm khoảng 60.000 người).

Quỹ Dân số LHQ cũng đưa ra một trường hợp hy hữu có thể làm kinh nghiệm cho Việt Nam, đó là Hàn Quốc cách đây 30 năm cũng có sự chênh lệch lớn ở tỷ số giới tính khi sinh.

Tuy nhiên khi Pháp luật Hàn Quốc quy định rõ, con trai và con gái đều phải được hưởng thừa kế, thời gian đầu các y bác sĩ cam kết tuyệt đối không tiết lộ giới tính thai nhi, nếu vi phạm sẽ bị dừng hành nghề, đồng thời đẩy mạnh truyền thông để thay đổi quan niệm trọng nam khinh nữ thì tỷ số giới tính khi sinh dần trở về mức cân bằng.

Hiện nay, tỷ số giới tính ở Hàn Quốc đã cân bằng trở lại, việc siêu âm giới tính dù lại được cho phép, nhưng không bị lợi dụng bởi nhu cầu sinh con trai đã giảm hẳn trong xã hội. 

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét
  • Chật vật vì giá tăng
  • 12 tỉnh có nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm
  • Đình chỉ lưu hành thuốc Mediator trị tiểu đường
  • Vẫn làm lịch theo kiểu độc quyền?
  • Vé tàu tết: Không phân phối qua các đại lý
  • Hàng bình ổn giữ giá, thêm điểm bán
  • Bay Hà Nội - Warszawa chỉ khoảng 4 triệu đồng/chặng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi