Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo động tình trạng lún mặt đất tại TPHCM

79/116 điểm ngập tại TPHCM bị ảnh hưởng bởi sự lún mặt đất - Ảnh: Văn Nam

Theo tiến sĩ Lê Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Địa tin học thuộc Đại học Quốc gia TPHCM, nhiều quận huyện trên địa bàn TPHCM như Thủ Đức, Bình Chánh, quận 6, 7, 8 đang bị lún mặt đất mức báo động, bình quân trên 10 mm/năm, nguyên nhân chính là do đô thị hóa nhanh và khai thác nước ngầm quá mức.

Báo cáo kết quả thực hiện dự án quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TPHCM bằng kỹ thuật Insar vi phân trong sáng 22-9 tại TPHCM, tiến sĩ Trung cho biết, tình trạng giếng khoan tăng nhanh tại các khu công nghiệp, các khu dân cư khu vực ngoại thành đang làm mực nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng.

Từ năm 2000 đến nay, diễn biến lún mặt đất tăng rất nhanh với độ lún lên đến trên 0,3 mét, trầm trọng nhất là một số khu vực như đường Kha Vạn Cân (Thủ Đức), khu Vĩnh Lộc B (Bình Chánh), đường Tôn Thất Thuyết, Lý Chiêu Hoàng (quận 6) …

Ban đầu, tình trạng sụt lún mặt đất diễn ra từ năm 1997 ở quận 6, hiện nay tốc độ lún lan rộng rất nhanh, báo động là nền đất khu vực phía Nam thành phố đã bị lún đến 0,3 mét.

Nghiên cứu từ dự án cũng cho thấy các vùng lún đang lan rộng ra nhiều khu vực khác gây ngập kéo dài. Theo thống kê, thành phố có 79/116 tuyến đường bị ngập bởi triều cường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lún mặt đất.

“Thành phố cần có biện pháp hạn chế cấp bách, có bản đồ phân vùng lún, cấm khai thác nước ngầm ở những vùng lún đáng báo động”, tiến sĩ Trung kiến nghị.

Ngoài ra, thành phố cần khẩn trương lập bản đồ phân vùng cấm, hạn chế cấp phép khai thác nước ngầm, xác định lại độ cao cơ sở cốt nền để phục vụ cho các công trình xây dựng trước thực trạng biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp.

“Chúng ta đều biết rằng mực nước biển sẽ dâng cao thêm 0,5-0,7 mét vào năm 2100, trong khi mặt đất của thành phố bị lún khoảng 10 mm mỗi năm, do vậy chỉ 20 năm sau thôi thì 60% diện tích của thành phố sẽ bị chìm vào trong mực nước biển dâng nếu không có giải pháp chống lún khẩn cấp”, tiến sĩ Trung cảnh báo.

Thực tế cho thấy việc hạn chế khai thác nước ngầm ở các khu công nghiệp rất khó thực hiện vì tất cả các nhà máy, xí nghiệp đều muốn sử dụng nguồn nước ngầm với khoản chi phí rất rẻ so với nước máy, dần dà, các doanh nghiệp tiếp tục khai thác nước ngầm xuống các tầng sâu hơn.

Ngoài ra, các địa phương lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai đều nằm trong khu vực lún. Do vậy, nếu TPHCM không phối hợp với các tỉnh lân cận trong giám sát khai thác nước ngầm thì việc kiểm soát độ lún an toàn dưới 5mm/năm theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ khó thực hiện.

Dự án quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TPHCM bằng kỹ thuật Insar vi phân (phương pháp giao thoa ứng dụng các ảnh vệ tinh bằng công nghệ vũ trụ để giám sát sự thay đổi bề mặt đất) được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Thời gian triển khai dự án là 18 tháng, kinh phí 10 tỉ đồng. Công bố kết quả sơ bộ vào ngày 22-9 tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

(Theo Văn Nam // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • TPHCM: Kiến nghị xây dựng cảng nước sâu tại Cần Giờ
  • Đà Nẵng hỗ trợ hiệu quả cho sản phẩm công nghiệp chủ lực
  • An Giang nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
  • Xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015
  • Ninh Bình đưa phân xưởng lắp ráp ô-tô Hyundai vào hoạt động
  • TP. Hồ Chí Minh xây chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá đến năm 2015
  • Kiên Giang phấn đấu phát triển vào loại khá vùng ĐBSCL
  • Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi