Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đà Nẵng hỗ trợ hiệu quả cho sản phẩm công nghiệp chủ lực

Các doanh nghiệp tham gia chương trình đều có những bước tăng trưởng đột phá và bền vững với việc tiếp cận các thị trường khó tính, xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên thương trường quốc tế.

Công ty CP Dệt may Hòa Thọ đã có những bước tăng trưởng bền vững trong thời gian qua - Ảnh: Chinhphu.vn

Sở Công Thương TP Đà Nẵng ngày 23/9 cho biết, qua 5 năm thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Đà Nẵng, giá trị các sản phẩm công nghiệp chủ lực toàn thành phố tăng bình quân 13,8% hàng năm, cao hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) toàn thành phố 8,6%/năm.

Chương trình đã thu hút 8 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tham gia, với các sản phẩm công nghiệp chủ lực bao gồm: lốp ô tô, quần áo may sẵn, giày các loại, thuỷ sản đông lạnh và xi măng.

UBND và Sở Công Thương TP Đà Nẵng đã hỗ trợ các doanh nghiệp với tổng số tiền gần 900 triệu đồng.

Các doanh nghiệp tham gia chương trình đều có những bước tăng trưởng đột phá và bền vững trong thời gian qua. Ví dụ, GTSXCN của Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng năm 2009 đạt 847 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2008 và doanh thu đạt 1.854 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm từ 2005-2009 tăng 10,6% về GTSXCN và tăng 26,4% về doanh thu.

Chương trình đã góp phần giúp các doanh ngiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… nhờ được cấp mới, cấp thêm một số giấy chứng nhận áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, như Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng được cấp giấy chứng nhận ISO 9001(hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế) và giấy chứng nhận SA 800 (về tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội)…

Đặc biệt, chương trình đã định hướng, động viên, kích thích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên thương trường quốc tế như Công ty CP Cao su Đà Nẵng đã đăng ký và bảo hộ độc quyền nhãn hiệu DRC tại Lào, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore….Nhãn hiệu DRC cũng được công nhận là lốp ô tô đạt tiêu chuẩn Mỹ (FMVSS 119).

Qua những kết quả đạt được, Sở Công Thương Đà Nẵng đề nghị UBND thành phố kéo dài thời hạn thực hiện chương trình đến năm 2015, để giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản phẩm quy mô lớn, tăng sức cạnh tranh cho các  doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

(Theo Thế Phong // Tin Chính phủ)

  • An Giang nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
  • Xây dựng Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015
  • Ninh Bình đưa phân xưởng lắp ráp ô-tô Hyundai vào hoạt động
  • TP. Hồ Chí Minh xây chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá đến năm 2015
  • Kiên Giang phấn đấu phát triển vào loại khá vùng ĐBSCL
  • Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình
  • Hà Nội đầu tư gần 20 tỷ đồng xây chợ Vọng Hà
  • Hà Nội: Nhiều dấu hiệu tích cực sau 2 năm mở rộng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi