Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiên Giang phấn đấu phát triển vào loại khá vùng ĐBSCL

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 11,5%, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Nghị quyết phấn đấu trở thành tỉnh phát triển vào loại khá trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Kiên Giang phấn đấu trở thành tỉnh phát triển vào loại khá trong vùng ĐBSCL

Ngày 22/9, tại TP Rạch Giá, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 đã khai mạc với sự tham dự của 330 đại biểu được bầu từ 20 Đảng bộ cấp huyện và tương đương.

Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã dự và chỉ đạo Đại hội.

Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, 5 năm qua, trong bối cảnh còn khó khăn, nhưng Đảng bộ Kiên Giang đã lãnh đạo toàn dân thực hiện nghị quyết X của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh một cách khá toàn diện.

Theo đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, tuy kinh tế của tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long này phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc, chưa tận dụng tốt lợi thế, cơ hội để phát triển hơn nữa đối với một tỉnh có thế mạnh khá toàn diện. Năng lực phẩm chất của một số cán bộ, đảng viên còn có những mặt hạn chế.

Về phương hướng nhiệm vụ tới, tỉnh đã xây dựng nghị quyết phấn đấu trở thành tỉnh phát triển vào loại khá trong vùng, trung bình khá của cả nước. Vì vậy, Đại hội phải tập trung thảo luận làm rõ định hướng phát triển kinh tế theo hướng phát triển công nghệ mới, xây dựng chiến lược lâu dài về khai thác tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường. Chú trọng tận dụng cơ hội đầu tư để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm kinh tế du lịch tầm cỡ trong nước và quốc tế, chú trọng phát triển y tế, giáo dục.

Với đông đồng bào dân tộc, tỉnh phải chăm lo đời sống của bà con cũng như chú trọng thực hiện đúng chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Mặt khác, việc nâng cao năng lực lãnh đạo, nâng cao sức chiến đấu trong Đảng và bộ máy chính quyền là một nhu cầu cấp thiết, cho nên Đại hội phải hết sức nghiêm túc thảo luận, chọn lựa kỹ nhân sự để bầu ra một Ban chấp hành mới đủ sức tạo sự chuyển biến ngay trong đầu nhiệm kỳ, dựa trên nghị quyết Đại hội đã đề ra.

Theo Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội, 5 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Kiên Giang là 11,5%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông-lâm-thủy sản từ 46,6% xuống còn 42,7%, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ từ 28% lên 33,4%.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 25,762 triệu đồng (tương đương 1.320 USD) gấp hơn 2 lần so với đầu nhiệm kỳ.

Các lĩnh vực kinh tế có tiềm năng thế mạnh được tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tốt hơn; trong đó, khu vực nông-lâm-thủy sản tăng trưởng khá (bình quân 7,2%), giữ vai trò quyết định tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Công nghiệp xây dựng tăng 13,1%, dịch vụ tăng 17,4%. Một số chi tiêu chủ yếu về lương thực, khai thác nuôi trồng thủy sản, kim ngạch xuất khẩu đều thực hiện vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội đề ra.

(Theo Nam Thắng // Tin Chính phủ)

  • Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình
  • Hà Nội đầu tư gần 20 tỷ đồng xây chợ Vọng Hà
  • Hà Nội: Nhiều dấu hiệu tích cực sau 2 năm mở rộng
  • Hà Nội ra quy định về mua bán, quản lý nhà xã hội
  • Furama Resoft Đà Nẵng: Tôn vinh người lao động
  • Hợp long hầm Thủ Thiêm
  • TPHCM: Tăng trưởng GDP có thể đạt 12%
  • Giàu lên từ đất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi