Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá nuôi chết hàng loạt trên diện rộng tại Hải Phòng

 
(Ảnh minh họa)

Những ngày gần đây, tại nhiều huyện, quận thuộc thành phố Hải Phòng đột ngột xuất hiện tình trạng cá nuôi chết hàng loạt trên diện rộng trong các hồ, đầm nước ngọt, gây thiệt hại lớn cho người nông dân, nhất là ở huyện Kiến Thụy và quận Đồ Sơn.

Mỗi buổi sáng, những người nuôi thủy sản thường đi xuồng vớt đến hàng chục kg cá chết trở lên, chủ yếu là cá rô, trắm, mè, có con nặng tới hàng kg trên diện tích đầm nuôi của gia đình để đem chôn lấp, phòng tránh ô nhiễm nguồn nuớc nuôi khiến cá có thể chết nhiều hơn.

Đặc biệt, không ít hộ nuôi có lượng cá chết hiện lên tới hàng tấn. Gia đình bà Vũ Thị Mắn ở thôn Thái Lai, xã Tân Phong, huyện Kiến Thụy vay ngân hàng gần một trăm triệu đồng, mua nhiều loại cá giống có giá trị kinh tế về thả nuôi trên diện tich lớn.

Chuẩn bị vào mùa thu hoạch, đàn cá nuôi của gia đình bà bỗng nhiên bị chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trắng mặt nước. Mỗi ngày, gia đình bà vớt chôn khoảng 5-60 kg xác cá, đưa lượng cá nuôi bị chết đến nay lên tới gần 2 tấn, thiệt hại gần bằng số tiền vay vốn ngân hàng sản xuất.

Tương tự hoàn cảnh của bà Mắn, nhiều hộ dân ở xã Tân Phong và các xã, phường khác thuộc huyện Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng và các quận Đồ Sơn, Dương Kinh, An Hải cũng đang lâm vào tình trạng xác cá nuôi nổi trắng mặt đầm, ao.

Không ít nơi tình trạng cá nuôi chết nhiều không chỉ xuất hiên trên diện tích đầm nước ngọt mà còn lây sang cả khu vực đầm nước lợ. Các xã dọc hai bên tuyến sông Lạch Tray khi lấy nước từ ngoài vào đầm nuôi cũng xảy ra tình trạng cá chết.

Trước "sự cố" bất thuờng, các ngành chức năng của địa phương đã "vào cuộc", bước đầu kết luận cá chết do nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Nhưng nguồn nước vì sao lại bị ô nhiễm nặng và độc hại đến mức khiến cá nuôi chết đại trà, diễn ra ở nhiều nơi trên diện rộng thì vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ, chưa tìm ra lời đáp.

Trong khi chờ đợi sự hỗ trợ tìm lời giải đáp và đề xuất cách khắc phục triệt để tình trạng trên của các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hải Phòng khuyến cáo bà con nông dân không nên tiếp tục lấy nguồn phân làm thức ăn cho cá mà nên chuyển sang thức ăn tinh; thận trọng việc lựa chọn nguồn nước lấy vào đầm, ao nuôi, đồng thời khẩn trương thu dọn, chôn lấp xác cá, làm vệ sinh thủy diện nhằm hạn chế, khắc phục ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ đàn cá nuôi./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Đấu thầu trái phiếu Chính quyền địa phương
  • 6 tháng cuối năm, Hà Nội đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP 7,5-8%:Tiếp tục kích cầu
  • Hà Nội đề xuất phương án tăng giá nước sạch
  • Long An: mở tuyến xe khách Tân An – Phnom Penh
  • Hà Nội: Giá hàng tiêu dùng tăng nhẹ
  • Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang (ATIP): Đẩy mạnh khai thác thế mạnh hàng đặc sản, thủ công mỹ nghệ An Giang
  • Khơi dậy tiềm năng đầu tư vùng duyên hải Bắc Bộ
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả và phát triển thủy sản bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi