Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khơi dậy tiềm năng đầu tư vùng duyên hải Bắc Bộ

Với 12 dự án đầu tư trị giá hơn 3,8 tỷ USD cùng hàng chục dự án khác được đàm phán, ký kết, Hội nghị xúc tiến đầu tư vào 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình đã thành công ấn tượng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hàng loạt vấn đề mà 2 địa phương sẽ phải nỗ lực giải quyết để thực sự là điểm đến của các nhà đầu tư.

Đó là nội dung chính được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận, nhấn mạnh tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của 2 tỉnh Nam Định, Thái Bình diễn ra ngày 5/8 tại TP. Nam Định. Tham dự Hội nghị có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đồng chí Võ Đức Huy, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp TƯ.

Nam Định và Thái Bình là hai tỉnh nông nghiệp phía Nam đồng bằng sông Hồng, trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ - khu vực được định hướng sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia. Với tổng diện tích: 3.211 km2 và tổng dân số khoảng 4 triệu người, vị trí địa lý tương đối thuận tiện, 2 địa phương được đánh giá có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.

Tạo ưu đãi cao nhất để thu hút đầu tư

Ông Trần Minh Oanh - Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, tỉnh Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2010-2015 là 13%/năm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Để đạt được mục tiêu trên, Nam Định xác định thu hút đầu tư là động lực phát triển. Tỉnh đã ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, cùng một loạt chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư ngoài chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư. Tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung giải quyết tất cả các thủ tục hành chính theo một đầu mối, đảm bảo nhanh, gọn, đơn giản và thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Thái Bình cũng là tỉnh có tiềm năng và cơ hội đầu tư lớn. Hiện Thái Bình là một trong những tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy phát triển sớm và rất nhanh trong cả nước. Hệ thống đường, trường, trạm, bưu chính viễn thông cũng được đầu tư đầy đủ và phát triển mạnh so với các tỉnh lân cận. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình khẳng định, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có nhu cầu về mặt bằng sản xuất được thuê đất theo các điều kiện cụ thể của địa phương; hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng, kinh phí đào tạo lao động và chi phí cung ứng lao động.

Về mức giá thuê đất, tỉnh Thái Bình sẽ vận dụng khung giá thấp nhất do Nhà nước ban hành và phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương. Cụ thể giá thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp từ 0,11 - 0,13 USD/m2/năm, giá thuê đất ven quốc lộ 39, quốc lộ 10 từ 0,16 - 0,22 USD/m2/năm. Tỉnh cũng sẽ vận dụng các chính sách thuế hiện hành của nhà nước theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Tại Hội nghị, nhiều nhà đầu tư cũng khẳng định những thuận lợi của môi trường đầu tư ở 2 địa phương này, đồng thời có những cam kết mạnh mẽ thúc đẩy các lĩnh vực mà địa phương đang kêu gọi. Tổng cộng đã có 12 dự án đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước với lãnh đạo 2 tỉnh, giá trị vốn đăng ký tại Nam Định đạt 1,46 tỷ USD, tại Thái Bình đạt 2,388 tỷ USD, chủ yếu trong các lĩnh vực khí, nhiệt điện, xây dựng bất động sản, công nghiệp phụ trợ,…

Khơi dậy tiềm năng truyền thống

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, việc hai địa phương cùng tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn, tổng thể hơn về các chính sách, lợi thế của từng địa phương và Vùng để qua đó có những quyết định đầu tư đúng đắn.

“Tuy nhiên, so với tiềm năng thì cả Nam Định và Thái Bình đều chưa đạt kết quả tương xứng trong thu hút hiệu quả đầu tư. Điều đó cho thấy, trong bài toán cạnh tranh đầu tư hiện nay, mỗi địa phương cần hết sức lưu ý tới lợi thế so sánh, những tiềm năng được coi là truyền thống và thế mạnh của mình. Ở cả Thái Bình và Nam Định, điều thường được nhắc đến là ưu thế nổi trội về nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tới 39-40%. Cần hết sức phát huy thế mạnh này.”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, để các chương trình xúc tiến, thu hút đầu tư được hiệu quả, 2 tỉnh cũng cần chú ý đánh giá, xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyển dịch cơ cấu lao động để phát triển bền vững; đa dạng hoá mặt hàng sản xuất và ngành nghề sản xuất tại khu, cụm công nghiệp. Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong GDP, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp, qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung rà soát các quy  hoạch hiện có, tiến hành thực hiện công tác quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành cho giai đoạn từ năm 2011-2020.

Từ đó, hình thành các khu kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương và Vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Mỗi địa phương cần đặt mình trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường trong nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động có hiệu quả./.

Theo Cổng TT Chính phủ

(Theo // Hanoimoi Online)

  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả và phát triển thủy sản bền vững
  • ĐBSCL: Nông dân bị thiệt hại 230 tỉ đồng từ phân bón kém chất lượng
  • TPHCM: thu ngân sách năm 2009 sẽ không đạt chỉ tiêu
  • Ngành Thép Hải Dương trên bước đường phát triển
  • Mở 2 cặp cửa khẩu phụ giữa Tây Ninh và Pvây Vêng (Campuchia)
  • Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai: xuất nhập khẩu 8 tháng đạt trên 300 triệu USD
  • Diện tích bông vải Tây Nguyên tăng gấp 15 lần
  • Trong quý IV-2009 triển khai GPMB dự án mở rộng đường Thanh Nhàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi