Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội đề xuất phương án tăng giá nước sạch

 
Sản xuất nước sạch ở nhà máy nước Yên Phụ. (Ảnh: Bùi Tường/TTXVN)

Ngày 16/9, liên ngành và Công ty Nước sạch Hà Nội đã thông báo đề xuất phương án điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn Hà Nội, với mức giá tối thiểu 4.000 đồng/m3 và tối đa 12.000 đồng/m3, trung bình tăng khoảng 1.200 đồng/m3 so với mức giá đang áp dụng.

Ngoài ra, nước phục vụ mục đích công cộng trước đây không thu tiền nhưng nếu áp dụng giá nước điều chỉnh sẽ thu 4.700 đồng/m3.

Theo Công ty Nước sạch Hà Nội, hiện nay, lượng khách hàng tiêu thụ nước sinh hoạt trên địa bàn chiếm 74% tổng lượng nước thương phẩm, trong đó phần lớn sử dụng mức dưới 16 m3/tháng.

Nếu áp theo giá mới, đối tượng khách hàng này sẽ phải trả theo mức giá 4.000 đồng/m3, tăng hơn giá cũ 1.200 đồng/m3, tức mỗi hộ phải trả thêm tối đa là 19.200 đồng/tháng, vẫn thấp hơn chi phí sản xuất lưu thông nước sạch là 4.682 đồng/m3.

Để “gánh đỡ” cho đối tượng được bảo hộ giá nước, những khách hàng dùng nhiều sẽ phải trả mức giá cao hơn, trong đó khách hàng là tư nhân sử dụng trên 16.000 m3/tháng phải trả theo 3 mức, tăng từ 700 đồng đến 1.900 đồng/m3 so với giá cũ.

Còn giá nước sử dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp theo giá mới sẽ là 5.700 đồng/m3; nước phục vụ mục đích công cộng là 4.700 đồng/m3; nước phục vụ cho đơn vị sản xuất là 7.000 đồng/m3; nước sử dụng cho mục đích kinh doanh dịch vụ là 12.000 đồng/m3.

Hiện nay, Công ty Nước sạch Hà Nội đang áp dụng giá nước sạch theo Quyết định của thành phố Hà Nội nhưng mức giá này hiện nay không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh sản phẩm nước sạch không đủ bù đắp các chi phí sản xuất của công ty bỏ ra.

Nếu thực hiện phương án điều chỉnh giá nước như trên, doanh thu tiền nước mỗi năm sẽ tăng lên 604 tỷ đồng, tăng khoảng 13 tỷ đồng so với giá cũ. Nguồn kinh phí này sẽ được sử dụng để bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh, tích lũy để tái đầu tư và mở rộng sản xuất, giảm tỷ lệ thất thoát, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho khách hàng.

Theo bà Phạm Ngọc Bảo, Phó Ban Thường trực Phòng báo giá liên ngành thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã cho phép liên ngành nghiên cứu điều chỉnh giá nước sạch trên cơ sở “tính đúng, tính đủ” nhưng không chạy theo mặt bằng giá thị trường, bắt người dân phải gánh chịu.

Hiện nay, công ty nước sạch Hà Nội mới cung cấp nước sạch đến được 38,5% dân sô. Tại nhưng khu vực mới mở rộng bao gồm 8 huyện của Hà Tây cũ và huyện Mê Linh, 99% dân chưa có nước sạch để dùng.

Công ty Nước sạch Hà Nội là nguồn cung cấp nước sạch chủ lực cho địa bàn Hà Nội với sản lượng nước sạch chiếm 70% thị phần. Do đó, việc điều chỉnh giá nước hợp lý sẽ tháo gỡ khó khăn cho ngành nước trong việc đầu tư, phát triển hệ thống cấp nước, cùng với nguồn nước sông Đà để tăng nguồn cung, xóa dần những “ vùng trắng” nước sạch trên địa bàn, đồng thời giảm dần mức trợ giá của thành phố./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Long An: mở tuyến xe khách Tân An – Phnom Penh
  • Hà Nội: Giá hàng tiêu dùng tăng nhẹ
  • Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang (ATIP): Đẩy mạnh khai thác thế mạnh hàng đặc sản, thủ công mỹ nghệ An Giang
  • Khơi dậy tiềm năng đầu tư vùng duyên hải Bắc Bộ
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả và phát triển thủy sản bền vững
  • ĐBSCL: Nông dân bị thiệt hại 230 tỉ đồng từ phân bón kém chất lượng
  • TPHCM: thu ngân sách năm 2009 sẽ không đạt chỉ tiêu
  • Ngành Thép Hải Dương trên bước đường phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi