Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảng Quảng Ninh : Bứt phá qua... bão lốc!

Xếp dỡ container ở cảng Cái Lân
Xếp dỡ container ở cảng Cái Lân

Đã gần ba năm trôi qua kể từ ngày 21/11/2006, không ai quên được cơn cuồng phong hung dữ trong phút chốc đã cướp đi của Cảng Quảng Ninh sinh mạng một công nhân trẻ - tuổi đời mới ngoài hai mươi, phá hỏng hoàn toàn 2  cần cẩu giàn chuyên dùng bốc xếp hàng container và 2 cần cẩu chân đế với tổng giá trị thiệt hại vật chất lên trên 150 tỷ VND !

Chưa khắc phục xong hậu quả tàn khốc của cơn lốc dữ, 2  năm sau - tháng 11 năm 2008, cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu lại tràn đến VN và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết mọi ngành nghề kinh tế.

Thế nhưng có thể nói, Cảng Quảng Ninh đã là một trong các DN chủ động phòng ngừa ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và đã thành công.

Sức hút từ cảng

Thành công của Cảng Quảng Ninh trước hết là ở sự năng động trong kinh doanh và sự quý trọng khách hàng. Để xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009, ngay từ những tháng đầu quý 4 năm 2008, những cán bộ cấp cao nhất của Cảng Quảng Ninh đã làm việc với những hãng tàu (đặc biệt là các hãng tàu container lớn trên thế giới như MSC, Maersk Lines, NYK), những chủ hàng lớn như Shengli, Bungun, Hà Anh... Và, không chỉ những bạn hàng truyền thống, giàu tiềm năng vốn đã hiểu nhau như NYK, Hà Anh... đã sẵn sàng ủng hộ Cảng, mà cả những hãng tàu container tầm cỡ thế giới như MSC, Maersk  Lines đã đến với cảng biển vùng Đông Bắc còn đang gặp không ít khó khăn nhưng rất quý trọng bạn hàng.

Sức thu hút của Cảng Quảng Ninh toả ra từ con “đường” trên biển đẹp như trong mơ - đi qua Vịnh Hạ long, 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới: Luồng của “đường” đã được nạo vét đạt chuẩn về kỹ thuật theo thiết kế (sâu 10 M và rộng 130 M trên toàn tuyến ) đủ điều kiện cho tầu 45.000 tấn vào và rời cảng Cái Lân làm hàng bình thường. Không còn cảnh tàu phải giảm tải, rồi mới vào được Cảng như trước nữa. Hiệu quả kinh tế cao khi đưa được tàu trọng tải lớn vào Cảng.

Nhưng hiệu quả kinh tế không chỉ ở đó, mà còn ở tốc độ giải phóng tàu. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị xếp dỡ tuyến tiền phương và năng lực tổ chức sản xuất của Cảng. Nhận thức sâu sắc rằng đây là vấn đề có tính sống còn đối với Cảng, bộ máy quản lý của DN đã có những cố gắng lớn trong tìm kiếm đối tác để đầu tư, mua sắm thiết bị thay thế những thiết bị đã bị cơn lốc dữ phá hỏng và bổ sung thêm thiết bị mới theo định hướng đầu tư hợp lý, tiết kiệm, kịp thời. Với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và trong nước, Cảng đã mua được 2 cần cẩu giàn QC chuyên dùng làm hàng container, 2 cần cẩu chân đế và 1 cần cẩu Liebherr sức nâng trên 100 tấn - là những thiết bị đã qua sử dụng nhưng còn tốt với giá hợp lý, tiết kiệm cho Cảng một lượng lớn ngoại tệ. Ngoài ra, để tăng cường năng lực xếp dỡ, Cảng còn đầu tư, mua thêm 2 cần cẩu Liebherr loại mới 100% chạy trên đường ray có thể xếp dỡ được các loại hàng hoá, gồm cả hàng container. Hệ thống thiết bị mới đầu tư và thiết bị còn lại sau cơn lốc về cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất bình thường của DN.

Nhịp điệu mới

Thiết bị là quan trọng, nhưng con người với tổ chức hoạt động năng động, hiệu quả của con người mới là quyết định. Tháng 4/2008, Cảng Quảng Ninh chính thức chuyển đổi thành Cty TNHH một thành viên. Các đơn vị sản xuất trực thuộc chuyển thành những  Cty hạch toán phụ thuộc Cảng để phù hợp với quy mô và trình độ sản xuất trong thời kỳ mới. Quyền chủ động trong quản lý điều hành của các đơn vị sản xuất - những Cty thành viên thuộc Cảng được mở rộng hơn trước đã kích thích sự năng động của đội ngũ cán bộ các đơn vị trong tổ chức sản xuất. Mô hình sản xuất mới đã bước đầu tạo được sự chuyển biến về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tất cả những yếu tố trên tạo nên kết quả đáng tự hào - sự tăng trưởng có tính đột biến trong sản xuất kinh doanh của Cảng, đóng góp một phần vào thành công chung của ngành Hàng hải cả nước trong chống suy thoái kinh tế và tiếp tục phát triển với nhịp điệu tốt hơn. Trong sáu tháng đầu năm 2009, tổng sản lượng hàng hoá thông qua đạt 2,092 triệu tấn  (đạt 69,74 % kế hoạch năm 2009), bằng 126,56 % cùng kỳ 2008; Tổng doanh thu đạt 61,58 tỷ đồng (đạt 72,44 % kế hoạch năm 2009), tăng 39,13 % cùng kỳ 2008; Thu nhập bình quân: 3,50 triệu đồng / 1 người / 1 tháng (đạt 112, 9 % so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội CNVC năm 2009 đề ra, tăng 6,06 % so với cùng kỳ 2008); Lãi thực hiện 900 triệu đồng (đạt 60,00 % kế hoạch năm và bằng 180 % so với cùng kỳ năm 2008).

Nhưng cái được lớn nhất trong thời gian qua là Cảng Quảng Ninh đã phấn đấu quyết liệt để vượt qua chính mình và đã vượt qua được sự tàn khốc của cơn lốc dữ do thiên nhiên gây nên và vượt qua ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão suy thoái kinh tế tài chính toàn cầu.

Năm 2009 -  năm đầu tiên sau 32 năm xây dựng và trưởng thành - Cảng Quảng Ninh ước tính đạt tổng sản lượng hơn 4 triệu tấn hàng hoá bốc xếp với tổng doanh thu 115 tỷ đồng  -  Đó là kết quả tự hào của CBCNV toàn Cảng chào mừng năm 2010 - năm của Đại hội Đảng các cấp và Đại hội toàn Đảng.

(Theo Vũ Long // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bến Tre là khu vực đầu tiên ở Đông Nam Á nhận chứng chỉ MSC
  • Tây Ninh điều chỉnh quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài
  • Tuyến trục giao thông Hà Đông được tăng giá đất 40%
  • Khô hạn nghiêm trọng ở miền Bắc: Chuyển trồng lúa sang hoa màu
  • Uông Bí năm 2011 : Ngã rẽ... thị - thành!
  • Quảng Ninh: Nỗ lực mới trong thu hút vốn FDI
  • Đồng Nai thu hút vốn FDI vượt kế hoạch cả năm 2009
  • Phú Thọ trồng ngô không hạt: Tại giống hay tại trời?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi