Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh : Đà Nẵng tính chuyện đường dài

Để phục vụ mục tiêu của mình, Đà Nẵng đã rất chuyên nghiệp khi tự đánh giá mình chứ không chỉ chờ PCI

 

Để phục vụ mục tiêu của mình, Đà Nẵng đã rất chuyên nghiệp khi tự đánh giá mình chứ không chỉ chờ PCI

Mặc dù đang là địa phương được đánh giá cao nhất trong bảng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2008, tuy nhiên lãnh đạo TP Đà Nẵng đã có kế hoạch cho một cuộc đua đường dài: Cạnh tranh không chỉ với các tỉnh thành trong nước mà còn với các tỉnh thành khu vực và quốc tế.

Đó chính là nội dung của cuộc Hội thảo “Nâng cao Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng” vừa được tổ chức. Tại hội thảo này, các chuyên gia của Viện nghiên cứu kinh tế xã hội Đà Nẵng đã công bố bản chỉ số PCI của riêng Đà Nẵng được thực hiện theo đơn đặt hàng của UBND TP Đà Nẵng.

Sụt một vài chỉ số

Dựa trên thông tin thu thập được từ việc khảo sát trực tiếp các DN về các chỉ tiêu cơ bản của chỉ số PCI năm 2009 của Trung tâm xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng cho thấy “Một số chỉ số cấu thành PCI biến động đáng lo ngại như: Chỉ số cấu thành đang xếp hạng thấp của Đà Nẵng như chỉ số; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” mà Đà Nẵng đang xếp vị trí 58/64 (cách Bình Dương khá xa là 2,2 điểm) lại đang bị giảm đi năm 2009. Chỉ số “chi phí không chính thức” mặc dù Đà Nẵng xếp hạng thấp trên bảng xếp hạng 63 tỉnh thành năm 2008 và đứng sau Bình Dương với cách biệt 0,40 điểm cũng đang giảm trong năm 2009. Chỉ số “Chính sách phát triển kinh tế tư nhân”: TP HCM vượt lên dẫn đầu ở chỉ số này với 6,35 điểm, Đà Nẵng đứng thứ hai với cách biệt 0,05 điểm, đứng ngay trên Bình Dương thì trong năm 2009 lại giảm. Vì vậy, khi nhận định về các chỉ số cấu thành đang xếp hạng thấp của Đà Nẵng, PGS TS Trần Thọ Đạt có ý kiến: “Dường như các chỉ số này của Đà Nẵng bị gặp “ngưỡng cản” và khó tăng trong thời gian qua, đồng thời cũng đang bị các tỉnh khác cạnh tranh mạnh.

Nhưng, vượt lên và vươn ra khu vực

Theo TS Jim Winkler - GĐ Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh VN (VNCI) cho rằng: Dựa vào PCI trong nước, thành phố Đà Nẵng nên hướng đến việc tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ các lĩnh vực Công nghiệp dịch vụ, Du lịch, Tài chính-Ngân hàng; CNTT. Giải pháp chủ yếu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh là có chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng điều hành nền kinh tế địa phương, trong đó nâng mức độ thu hút đầu tư nước ngoài lên cấp độ I. Ông Lâm Quang Minh - GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng cho biết, ngoài 10 chỉ số năng lực cạnh tranh PCI, Đà Nẵng hiện có nhiều chỉ số vượt trội và đang trở thành thế mạnh của Đà Nẵng như cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý kinh tế, CNTT cùng với sự phát triển mạnh mẽ từ ngành Du lịch, thương mại dịch vụ... Đây là thế mạnh, thế cạnh tranh trong môi trường phát triển kinh tế toàn cầu.

Thể hiện quyết tâm giữ vị trí số 1 của mình, ông Trần Văn Minh - Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết: Đà Nẵng sẽ tăng cường hơn nữa tính công khai minh bạch về chủ trương chính sách, mở rộng dân chủ, đi kèm một số định hướng mang tầm chiến lược như lựa chọn mô hình phát triển thân thiện với môi trường, cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các loại hình dịch vụ, quy hoạch, xúc tiến đầu tư...; phát triển kinh tế mũi nhọn du lịch dịch vụ...

Ngoài ra, định kỳ tổ chức gặp gỡ giữa chính quyền thành phố với các DN để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư theo chuyên đề và đối tác. Nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến hỗ trợ DNNVV. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập cho các DN thông qua việc cung ứng các dịch vụ dự báo, đào tạo, tư vấn và các hình thức hỗ trợ của Nhà nước về mặt bằng, tín dụng, công nghệ, đào tạo cán bộ, chính sách thuế...

 

(Theo Nho Mây // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • TPHCM: Giảm mạnh đất nông nghiệp tại Bình Chánh
  • ĐBSCL: Mở rộng hơn 200.000 ha sản xuất lúa - tôm
  • Xuất khẩu cát ở Cần Thơ: Một dạng đầu cơ hợp đồng
  • Đồng Nai: Mở rộng KCN để bò gặm cỏ
  • Nhiều giải pháp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp Ðà Nẵng
  • Quảng Ninh đầu tư hệ thống thông tin liên lạc qua vệ tinh
  • Quảng Trị: Cà-phê mất mùa do rụng quả trước thu hoạch
  • TP. Hồ Chí Minh: xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2009 đạt 19,7 tỉ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi