Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CPI tháng 12 tại Hà Nội tăng 1,83%: Cả nước khó giữ một con số

Chỉ riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã đóng góp vào mức tăng chung tháng này của Hà Nội trên 1,3%.

Nguồn tin từ cơ quan thống kê cho hay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 tại Hà Nội đã tăng 1,83 % so với tháng trước, cao hơn con số tại Tp.HCM vừa công bố chiều ngày 20/12 (tăng 1,61%), nhưng vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu tương ứng được công bố vào kỳ trước của Thủ đô (1,93%).

Như vậy, so với tháng 12 năm trước CPI tháng này của Thủ đô đã tăng 11,95%, biến Hà Nội trở thành đơn vị hành chính đầu tiên công bố mức lạm phát cả năm vượt 1 con số. CPI bình quân 12 tháng năm 2010 so với cùng kỳ tăng 9,56%.

Không có chỉ số giá giảm trong toàn bộ 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, với Hà Nội, chỉ vài mặt hàng thiết yếu chính tăng mạnh về giá đã có sức bao chùm lên kết quả chung tháng này. Đáng chú ý nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống.

Chiếm quyền số xấp xỉ 40% trong rổ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 12 đã tăng tới 3,27% so với tháng trước. Chỉ riêng nhóm này đã đóng góp vào mức tăng chung của Hà Nội trên 1,3%.

CPI lương thực tăng 2,86% do giá gạo tiếp tục tăng; CPI thực phẩm tăng 3,97% có nguyên nhân thịt lợn tăng mạnh giá bán và gia cầm các loại cũng lên giá so với tháng trước; CPI ăn uống ngoài gia đình tăng 1,72%.

Cũng tăng mạnh chí số giá trong tháng này, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 2,86%) là sự góp mặt của tăng giá sắt thép, xi măng, gạch lát, thiết bị vệ sinh và gas… Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công trình đang được gấp rút hoàn thiện trước tết nên nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng tăng cao. Ngoài ra, tỷ giá USD và chi phí đầu vào sản xuất tăng cũng tác động nhất định đến giá bán các loại sản phẩm này. Có quyền số khoảng 10%, nhóm này góp thêm vào mức tăng chung gần 0,3%.

Nhu cầu tiêu dùng trong dịp lễ Noel và Tết dương lịch sắp tới cũng đẩy doanh số các nhóm sản phẩm may mặc, đồ uống, thuốc lá lên cao. Sự điều chỉnh giá cũng được ghi nhận trong tháng với CPI nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,91% và nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,96%...

Nhưng ngược lại, Hà Nội có tới 6 nhóm có chỉ số giá không tăng, hoặc tăng rất thấp trong tháng này. Điều đáng lưu ý là các sản phẩm thuộc nhóm này đa số không thuộc các đối tượng hàng hóa chịu sự kiểm soát giá bán, hay diện hàng được bình ổn giá như dịch vụ văn hóa, giải trí, thiết bị đồ dùng gia đình...

Chỉ sô giá vàng tháng 12 tại Hà Nội đã tăng 5,4% so với tháng trước; chỉ số giá USD tăng 3,44% trong cùng so sánh.

Việc Hà Nội và Tp.HCM đều công bố chỉ số giá tiêu dùng tăng khá cao trong tháng này cho thấy khả năng kiềm chế CPI cả nước năm nay ở mức một con số đã trở nên rất mong manh.

Theo tính toán, để giữ CPI năm nay tăng ở mức dưới 11%, chỉ số giá tháng 12 so với tháng 11 phải tăng thấp hơn 1,3%. Còn để cả năm tăng một con số thì CPI tháng này chỉ được tăng dưới 0,38%, mức rất khó đạt trong bối cảnh hiện nay.

(Theo Vneconomy)

  • CPI tháng cuối năm tại Tp.HCM tăng 1,61%
  • Ngưng bán xăng do... hết tiền
  • “Nút thắt” trong phát triển kinh tế TP.HCM
  • Kê toa cho doanh nghiệp Nhà nước
  • Đà Nẵng chú trọng tiết kiệm điện
  • Thành lập thành phố Cam Ranh
  • Hà Nội đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư
  • Nghệ An: Phát triển miền Tây hiệu quả và bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi