Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội chưa tăng giá nước sạch, xe buýt

Ngày 13/5, UBND TP Hà Nội đã kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Đến nay, các quận, huyện, thị xã đã rà soát, điều chỉnh các khoản chi thường xuyên 9 tháng cuối năm với số tiền tiết kiệm là 368 tỷ đồng. Các cơ quan thành phố đã rà soát và đề xuất cắt giảm, giãn tiến độ 253 dự án với tổng kinh phí trên 813 tỷ đồng. Công tác đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được thành phố quan tâm chỉ đạo, thực hiện trợ cấp hàng tháng cho trên 75.000 người diện chính sách và gần 8.000 người có công.

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm trên địa bàn đạt hơn 39.000 tỷ đồng, bằng 38% dự toán Chính phủ giao và tăng 2,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội ở mức cao so với bình quân cả nước. Tháng 4/2011, CPI của thành phố tăng 3,28% so với tháng trước và tăng 17,51% so với cùng kỳ năm 2010.

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu vẫn là tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tổ chức tiếp xúc và thăm dò ý kiến doanh nghiệp để có những chính sách hiệu quả, kịp thời. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm việc đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Theo lãnh đạo thành phố, nguồn vốn giãn, hoãn các dự án chưa cần thiết sẽ được tập trung để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, dân sinh bức xúc thuộc các lĩnh vực cấp, thoát nước, ô nhiễm môi trường, nhà tang lễ…

Trước mắt, thành phố sẽ không điều chỉnh một số lệ phí, giá cả thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố như xe buýt, nước sinh hoạt, dịch vụ giao thông vận tải… Đồng thời, thành phố sẽ xem xét đề xuất của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng hỗ trợ các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, các hộ nghèo từ mức 250.000 lên 350.000 đồng cho mỗi trường hợp.

Hiện nước sạch và xe buýt là những ngành dịch vụ mà ngân sách thành phố Hà Nội vẫn phải bù lỗ. Trao đổi với báo chí mới đây, đại diện Công ty nước sạch Hà Nội cho biết, 4 tháng đầu năm, đơn vị đã bị lỗ 9 tỷ đồng bởi bối cảnh giá xăng dầu tăng, điện tăng.

(Theo Vnexpress)

  • Cà Mau phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
  • Cần Thơ tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
  • Thanh Hóa coi trọng chất lượng tăng trưởng
  • TPHCM lập quy hoạch phát triển khách sạn
  • TPHCM: Công bố chương trình bình ổn giá sữa
  • Chuyện trồng chanh dây ở Ðác Nông
  • Giảm nghèo bền vững từ rừng
  • Quảng Ninh : Đưa xuống nước tàu chở hàng 53.000 tấn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi