Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đà Lạt: Dâu tây chết hàng loạt, giá tăng kỷ lục

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, thời gian gần đây, cây dâu tây Đà Lạt đã bị chết hàng loạt khiến diện tích loại cây đặc sản này bị giảm nghiêm trọng.

Diện tích dâu tây Đà Lạt bị giảm nghiêm trọng do bị bệnh nấm

Triệu chứng của bệnh là cháy mép lá, rễ thối đen, một số cây héo cả phần thân, lá héo cụp xuống, uốn cong và chết. Theo kết quả giám định của Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn), tác nhân gây bệnh thối rễ, héo thân dâu tây là do nấm Pythium spp, gây cháy lá là do nấm Gloeosporium sp. Pythium spp là loại nấm tồn tại trong đất, tấn công vào hệ rễ làm rễ bị thối, làm mạch dẫn của thân bị biến màu, thâm lại, cây không thể hút nước và dinh dưỡng làm thân và lá bị héo. Trong điều kiện đất khó thoát nước sẽ phát sinh bệnh nặng khiến cây chết. Còn nấm Gloeosporium sp gây bệnh thán thư trên lá, thường phát sinh trong điều kiện nóng, ẩm.

Bệnh nấm làm diện tích canh tác cây dâu tây tại Đà Lạt chỉ còn khoảng 40ha (trước đây khoảng trên 100ha), khiến giá dâu tây tăng kỷ lục.

Dâu tây loại thường bán ra tại chợ Đà Lạt vào sáng 16-11 đã lên mức 90.000 đồng/kg, tăng gấp 3 lần so với năm ngoái. Loại dâu xả (bị sâu, héo một phần quả) trước đây giá chỉ khoảng 3.000 – 5.000 đồng/kg, thì nay đã tăng lên 25.000 đồng/kg. Riêng loại dâu tây chất lượng cao, bán cho các siêu thị hoặc nhà hàng hạng sang tại TPHCM thì có giá cao gấp nhiều lần so với loại bán tại chợ Đà Lạt.

 

(Theo Tin, ảnh: Nam Viên/sggp)

  • Xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Tây Bắc
  • Quảng Nam: Mở lớp dạy nghề hỗ trợ lao động nông thôn
  • Năm 2010 là năm nóng khác thường
  • Bình Dương: 227,5 tỷ đồng cho chương trình bình ổn giá
  • TP. Hồ Chí Minh: Đảm bảo giá điện nhà trọ bán đúng quy định
  • Những làng ô nhiễm tại TPHCM - Sát thủ thầm lặng
  • Thạch Thất và nỗi lo ô nhiễm làng nghề
  • Phê duyệt quy hoạch nghĩa trang thành phố Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi