Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đà Nẵng dẫn đầu, TPHCM và Hà Nội tụt hạng

Ba lĩnh vực bị giảm điểm là tính minh bạch, chi phí không chính thức và tính năng động của chính quyền địa phương
 

Ngày 14-1, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) đã công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009. Năm nay, chỉ số PCI được đánh giá theo 9 lĩnh vực điều hành của địa phương, thay vì 10 lĩnh vực như 4 bản công bố trước.

Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, đánh giá: Nếu ví đây là một kỳ thi có 9 môn thì các địa phương chỉ có 1 môn đạt điểm khá là 8,35 điểm. Còn lại 5 môn đạt điểm trung bình (khoảng 6 điểm), 3 môn dưới trung bình (hơn 4 điểm).

Bảng xếp hạng PCI 2009 không thay đổi thứ hạng của vị trí đầu tiên vì vị trí này vẫn tiếp tục là Đà Nẵng (đạt 75,96 điểm). Đứng thứ 2 là Bình Dương (74,01 điểm), tỉnh đã từng dẫn đầu trong 3 năm trước.

Bảng xếp hạng năm nay đã cập nhật các vấn đề của Hà Nội mở rộng, kết quả cho thấy Hà Nội tụt 2 bậc, rơi xuống vị trí thứ 33 trong số 63 tỉnh, thành và xếp trong nhóm khá. TPHCM tụt 3 bậc, xếp thứ 16 và thuộc nhóm tốt.

Ba lĩnh vực bị giảm điểm là tính minh bạch, chi phí không chính thức và tính năng động của chính quyền địa phương. Năm 2009, tính minh bạch chỉ đạt 5,9 điểm, giảm so với năm trước. 61,26% doanh nghiệp khẳng định phải có mối quan hệ mới tiếp cận được các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh (giảm về mức năm 2006).

Chỉ 8,4% doanh nghiệp cho rằng có thể dự đoán được việc thực thi pháp luật của tỉnh. 41% cho rằng phải thương lượng với cán bộ thuế địa phương về mức thuế phải nộp.

Một số điểm sáng của PCI năm 2009 là thủ tục gia nhập thị trường tiếp tục giảm thêm 10 ngày so với năm 2008; tỉ lệ doanh nghiệp phải chờ 3 tháng để khởi sự kinh doanh chỉ còn 5%.

Chi phí thời gian cũng giảm, trung bình mỗi đợt thanh tra, kiểm tra thuế đã giảm từ 8 giờ xuống còn 5 giờ. Tổng thời gian các nhà quản lý bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính đã giảm từ 22% năm ngoái xuống còn 15%.

Nhưng vấn đề này vẫn cần cải thiện mạnh mẽ hơn trong thực tế. Luật gia Cao Bá Khoát cho rằng vẫn thấy có dáng dấp chuyện “làm khó để ló phong bì”, thể hiện ở việc cố tình làm chậm, chây ì các thủ tục để doanh nghiệp sốt ruột phải móc hầu bao.

Điều này cũng phù hợp với đánh giá xếp hạng PCI 2009 khi nêu rõ doanh nghiệp cho biết vẫn phải có chi phí “bôi trơn”.

(Theo Tô Hà // Nguoilaodong Online)

  • Giống mía thích nghi ở ĐBSCL
  • Bến Tre: Giá dừa dứa cao gấp 3 lần dừa xiêm
  • ĐBSCL: Nông sản đồng loạt tăng giá
  • Bước ngoặt mới cho kinh tế Bình Định
  • Đà Nẵng: Thưởng Tết cao nhất hơn 148 triệu đồng/người
  • Hà Tĩnh: Vốn đầu tư quyết định số lượng xe được mua ưu đãi thuế
  • Chỉ số giá tiêu dùng tại TP.HCM tăng 1,27%
  • PCI 2009: Các tỉnh “đua” cải thiện điểm số
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi