Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN Miền Trung: Cần vốn hay cần thay đổi cấu trúc ?

Đó là hai quan điểm khác nhau giữa các DN miền Trung và các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo “Giải pháp tài chính cho DN miền Trung sau khủng hoảng” diễn ra tại Đà Nẵng. Để thoát khỏi khủng hoảng, các chuyên gia kinh tế cho rằng DN cần thay đổi cấu trúc DN. Ngược lại, vấn đề nguồn vốn duy trì hoạt động lại được DN quan tâm nhiều nhất.

 

DN miền Trung quá yếu so với hai đầu đất nước. Đó là nhận định của các chuyên gia tham gia hội thảo. Trong bối cảnh kinh tế chậm phát triển, tổng số DN miền Trung chiếm gần 11% cả nước. Hơn nữa, quy mô của các DN miền Trung còn nhỏ cả về lao động và vốn. DN miền Trung đang còn rất nhiều việc phải làm để có thể phát triển mạnh sau khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu chấm dứt.

DN khát vốn

Nhiều ý kiến của DN tại hội thảo cho thấy các DN miền Trung đang khát vốn trầm trọng, ngân hàng và DN vẫn còn nhiều vấn đề chưa "hiểu nhau". Ông Trần Minh Dõng - Giám đốc Viettronimex Đà Nẵng, cho rằng:“Trong khi các DN đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn huy động thì các ngân hàng cần thay đổi về cơ chế cho vay, giảm bớt hình thức ràng buộc cá nhân thông qua các hình thức thế chấp, đồng thời tăng khả năng cho vay tín chấp”.Từ trước đến nay, việc thế chấp trong vay vốn kinh doanh vẫn theo cơ chế thế chấp truyền thống tại VN, hình thức tín chấp rất ít được thực hiện. Trong khi đó khả năng tài chính của các DN vẫn còn hạn chế. Do đó, nếu tăng cường cho vay tín chấp thì khả năng vay của các DN sẽ nhiều hơn. Mặt khác lãi suất vãng lai cũng tăng hơn. Tuy nhiên, ngân hàng tại miền Trung chủ yếu chỉ là chi nhánh nên vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong giải ngân nguồn vốn. Một phần do chịu sự chi phối bởi ngân hàng trung ương nên hầu hết các ngân hàng ở miền Trung rất khó thay đổi được hình thức cho vay này.

Bên cạnh đó, các DN cho rằng khi vay vốn để thực hiện các dự án, hầu hết các ngân hàng còn yếu trong khâu thẩm định dự án. Ông Dõng cho hay: Ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa trình độ thẩm định các dự án và một khi giải quyết tốt được vấn đề này thì giữa DN và ngân hàng mới dễ dàng bắt tay “làm ăn” với nhau. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Trại - Tổng GĐ Cty CP tập đoàn Điện Bàn thì cho đây chính là cơ hội để các DN không còn phải lo lắng nhiều về việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Tiến sĩ Nguyễn Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh (Đại học Ngân hàng TP HCM) phân tích: DN đừng cứ nghĩ thiếu vốn là đến ngân hàng. Có thể tham gia kéo tiền từ những kênh khác. Nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn tài chính thương mại. Nguồn từ tín dụng ngân hàng cũng có nhiều cách để tiếp cận. Không đủ điều kiện vay thì thuê tài chính, quỹ đầu tư, Cty tài chính, các kênh của thị trường tiền tệ, thậm chí vay của cán bộ nhân viên, TTCK, phát hành trái phiếu DN. Ông Dương cho rằng, các DNNVV tại miền Trung cũng có thể liên doanh, liên kết để tạo sức mạnh vốn, khắc phục khó khăn về vốn. Thậm chí có những giải pháp phải tính đến tái cơ cấu, phải tính đến cả trường hợp phải sáp nhập. Các DN không nên cứ thấy thiếu vốn là chỉ nghĩ tới những mục đầu tư lãi thấp, DN nên xây dựng danh mục đầu tư hợp lý, điều đó làm cho đồng vốn đi đúng chỗ và giảm khó khăn từ thiếu...

Thay đổi cấu trúc DN

Để thoát khỏi khủng hoảng, ngay lập tức DN miền Trung phải tạo được một tầm nhìn chiến lược mới. Ông Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, Bộ Tài chính, cho rằng: Để DN có được tầm nhìn chiến lược mới, trước hết chính quyền các tỉnh miền Trung phải xác lập tầm chiến lược "tư duy vùng". Thay thế tư duy và chiến lược phát triển từng tỉnh thành riêng lẻ bằng tư duy phát triển vùng dựa trên qui hoạch phát triển tổng thể cả vùng miền Trung trong mối quan hệ với các vùng kinh tế khác trong nước, trong khu vực và toàn cầu; Lựa chọn và tập trung phát triển mạnh trung tâm vùng miền Trung, lấy đó làm hạt nhân phát triển dịch vụ cho cả vùng, đặc biệt là dịch vụ tài chính tiền tệ; Kết hợp tốt giữa cạnh tranh và liên kết nội vùng, liên kết với trung tâm, kinh tế tài chính Hà Nội và TP HCM.

Vấn đề thứ hai ông Ánh đưa ra là phải định hướng kinh doanh ngành nghề cụ thể. Đặt trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; Ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch và kinh tế biển.

Bên cạnh đó, TS Dương cũng nhận xét: Các giải pháp giúp DN thoát khỏi khủng hoảng của thế giới chỉ để tham khảo, không áp dụng được ở VN. Đối với DN miền Trung phải giải quyết nhiều vấn đề: Cần thay đổi cấu trúc DN, trong đó bao gồm tái cấu trúc nguồn nhân lực (con người), máy móc và nguyên liệu. Chiến lược kinh doanh cần tận dụng thời cơ thị trường, có chính sách về giá, chiến lược về lợi nhuận, về đạo đức kinh doanh.... Hai vấn đề trên phải giải quyết trước khi nói đến giải pháp tài chính.

 

(Theo Tâm Vũ - La Thành // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Hà Nội: Mục tiêu tăng 10 bậc
  • Kinh tế cửa khẩu - “Tiền đồn” cho hàng Việt
  • Điện Biên phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh miền núi biên giới vững mạnh
  • Hà Nội: 9 tháng, tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 14%
  • Xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu đạt trên 107 triệu USD
  • Khởi động dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong
  • Sở Y tế TPHCM: Giá dược phẩm bán lẻ sẽ giảm
  • Cá nuôi chết hàng loạt trên diện rộng tại Hải Phòng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi