![]() |
Doanh nghiệp TP.HCM còn bị động trong sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Đức Thanh |
Trong khi đó, nhìn nhận từ thực tế các mặt hàng xuất khẩu, ông Trần Vinh Nhung, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM bày tỏ bức xúc, các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp TP.HCM vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô (các mặt hàng nông sản), trong khi sản xuất chủ yếu là gia công (da giày, may mặc), vì thế lợi nhuận mang lại chưa nhiều.
Theo ông Nhung, chính thực tế đó là nguyên nhân dẫn đến vòng luẩn quẩn của doanh nghiệp: lợi nhuận thấp, nên trả lương công nhân thấp; mà trả lương thấp thì không thu hút được lao động, dẫn tới thiếu lao động nghiêm trọng.
"Nếu không sớm cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, thì các doanh nghiệp sẽ đối mặt với khó khăn ngày càng nhiều hơn khi chúng ta hội nhập sâu, rộng hơn vào WTO", ông Nhung nhấn mạnh.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Văn Phát, Giám đốc điều hành Công ty Dây cáp điện, thiết bị điện ROBOT cho rằng, một trong những khó khăn mà doanh nghiệp TP.HCM đang phải đối mặt là sự bị động trong sản xuất, kinh doanh, bởi các ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa phát triển, do chưa được coi trọng đúng mức. Cụ thể, theo ông Phát, ngành cơ khí chế tạo máy trong một số trường đại học, như Đại học Bách khoa TP.HCM, Đại học Sư phạm kỹ thuật, không được coi trọng để phát triển, nên sinh viên không còn ham thích học ngành này.
"Máy móc cơ khí trong nước vẫn đa phần là sao chép, copy có sáng tạo, chứ không nằm ở sáng chế 100% của Việt Nam, trong khi nhu cầu về máy móc cơ khí ở một số ngành chế biến nông sản (các loại rau, củ, quả xuất khẩu, sấy khô) đang rất lớn", ông Phát nói.
Vấn đề mà ông Phát nêu là rất đáng quan tâm, bởi theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, hiện nay, giá trị nhập khẩu các mặt hàng máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu chiếm tới 93% tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu. Điều này chứng tỏ, nhu cầu về máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất của TP.HCM là rất lớn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế, trong khi TP.HCM vẫn đang phải đối phó với những khó khăn nêu trên, thì một khó khăn khác không kém phần quan trọng là hàng hóa nước ngoài tràn vào ồ ạt, khiến doanh nghiệp trong nước gặp không ít khó khăn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, đã đến lúc, cần tăng cường sử dụng các rào cản thương mại, tương tự như một số nước đang áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước, miễn sao những rào cản này không trái với quy định của WTO.
(Theo Thanh Vũ // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com