Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng Cần Thơ thành trung tâm của ĐBSCL

Cần Thơ cần nỗ lực dồn sức phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học – công nghệ để trở thành trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với lãnh đạo thành phố Cần Thơ tại buổi làm việc - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 5/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn công tác Chính phủ thăm và làm việc với lãnh đạo thành phố Cần Thơ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Tham gia đoàn công tác có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, lãnh đạo các Bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Phấn đấu năm 2010 tăng GDP hơn 15%

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận và  biểu dương sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và quân dân Cần Thơ, nỗ lực phấn đấu quyết liệt trong phát triển kinh tế - xã hội nên đã đạt được thành tích khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ lệ nông nghiệp còn 10%. Cần Thơ phấn đấu năm nay đạt tốc độ tăng trưởng GDP hơn 15%.

Từ đầu năm đến nay, Cần Thơ đã giải quyết việc làm cho hơn 33 nghìn lao động. Hiện GDP bình quân 1.950 USD/người, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 4,67%

Tuy nhiên, so với các thành phố trực thuộc Trung ương khác thì Cần Thơ còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực thấp kém, chưa có khu công nghiệp có giá trị gia tăng cao

Thủ tướng cho rằng, từ nay đến cuối năm, thành phố cần phấn đấu quyết liệt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp của Trung ương và địa phương đề ra để có mức tăng trưởng GDP hơn 15%.

Dồn sức cho cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

Để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Cần Thơ phải nỗ lực phát triển trở thành trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế.

 Cần Thơ đang có nhiều thuận lợi rất cơ bản, nhất là  với vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các công trình hạ tầng trọng điểm đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho Cần Thơ, như cầu Cần Thơ đã được khánh thành đưa vào sử dụng, sân bay Cần thơ đã khai thác tốt đường bay nội địa và đang khẩn trương nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế, kênh Quan Chánh Bố đã được khởi công xây dựng để cảng Cái Cui có thể đón tàu 2 vạn tấn.

Thủ tướng lưu ý, trong giai đoạn 5 năm tới (2011 – 2015), Cần Thơ cần dồn sức cho xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển các khu đô mới; tập trung đào tạo nguồn nhân lực không chỉ cho thành phố mà cả vùng ĐBSCL.

Thủ tướng nêu rõ “không để mặt bằng giáo dục khu vực ĐBSCL thấp hơn các khu vực khác của cả nước”. Đồng thời, cần chú ý đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chế biến.

Thủ tướng và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương cũng xem xét, xử lý một số kiến nghị của tỉnh về công tác quy hoạch, đầu tư phát triển giao thông vận tải, điện, y tế…của Cần Thơ.

(Theo Việt Đông - Ảnh: Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

  • Trà Vinh cần đẩy mạnh tiến độ các dự án đầu tư cấp thiết
  • Mô hình nông thôn mới tỉnh Điện Biên
  • Đưa Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
  • TPHCM: Cứ mưa là ngập
  • Hải Phòng: Hợp long cầu Khuể
  • Lâm Đồng: phát triển vùng tre nguyên liệu khoảng 1.000ha
  • 3 tuyến metro tại TPHCM Hỗ trợ 3 trục giao thông lớn
  • TP Hồ chí minh – Những công trình trọng điểm Đại lộ Đông Tây - Con đường “tơ lụa”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi