Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP.HCM xây dựng hơn 67.000 chỗ ở cho sinh viên

(Ảnh minh họa: Đỗ Ngọc Giang/TTXVN)
Thực hiện mục tiêu đến năm 2015 hoàn thành 100.000 chỗ ở cho sinh viên học tập trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công và đang thực hiện năm dự án đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng vốn đầu tư hơn 3.884 tỷ đồng.

Theo Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, việc triển khai chương trình xây dựng ký túc xá nhằm bảo bảo nhà ở cho sinh viên học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2009-2011 với quy mô 661.600m2 sàn xây dựng, đáp ứng hơn 67.000 chỗ ở cho sinh viên khu vực Đông Bắc và phía Nam thành phố.

Trong đó, các dự án tập trung chủ yếu tại cụm trường phía Đông Bắc thành phố gồm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Giao thông Vận tải - cơ sở 2 và Đại học Văn hóa - cơ sở 2 với hơn 594.000m2 sàn xây dựng, đáp ứng chỗ tổng số hơn 64.700 sinh viên.

Ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ngoài vấn đề chỗ ở, thành phố còn quan tâm đầu tư xây dựng các công trình sinh hoạt văn hóa, hậu cần phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.

Đối với các đơn vị thi công, thành phố tạo điều kiện hỗ trợ, động viên thông qua viêc ứng vốn trước để tránh áp lực về nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ, đồng thời thành phố cũng cố gắng giải quyết nhanh, kịp thời các thủ tục, điều kiện đầu tư cho các đơn vị đầu tư thực hiện dự án.

Cùng với đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho sinh viên, Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đảm bảo điều kiện hoàn chỉnh hạ tầng kiến trúc và hạ tầng xã hội, không chỉ phục vụ tốt học tập của sinh viên khu vực phía Nam mà còn đảm bảo phát triển thành một “đô thị sinh viên” gắn kết với sự phát triển bền vững của hai địa phương Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 509.000 sinh viên đang học tập, dự kiến đến năm 2015 sẽ có khoảng 570.000 sinh viên học tập tại thành phố, trong đó có 70% sinh viên đến từ các tỉnh với nhu cầu về chỗ ở khoảng 239.000 chỗ.

Tuy nhiên, các trường đại học và cao đẳng hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 63.000 chỗ ở (đạt 26%), còn lại thuê nhà ở các hộ dân./.
 
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)

  • Xây dựng Cần Thơ thành trung tâm của ĐBSCL
  • Trà Vinh cần đẩy mạnh tiến độ các dự án đầu tư cấp thiết
  • Mô hình nông thôn mới tỉnh Điện Biên
  • Đưa Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
  • TPHCM: Cứ mưa là ngập
  • Hải Phòng: Hợp long cầu Khuể
  • Lâm Đồng: phát triển vùng tre nguyên liệu khoảng 1.000ha
  • 3 tuyến metro tại TPHCM Hỗ trợ 3 trục giao thông lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi