Nguồnvốn bố trí cho đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 cũng như vốn năm 2008kéo dài sang năm 2009 cho ngành nông nghiệp Hà Nội là rất lớn, nhưngđến nay, việc giải ngân, quyết toán đạt thấp. Lý giải sự chậm trễ này,Sở NN&PTNT cho rằng, quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều vướngmắc kể từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện dự án…
Nhiều khó khăn liên quan đến thủ tục
Nguồnvốn bố trí cho lĩnh vực nông nghiệp Hà Nội năm 2009 là hơn 1.084 tỷđồng, trong đó kế hoạch vốn phân bổ năm 2009 là 822,850 tỷ đồng, vốnnăm 2008 kéo dài chuyển sang gần 261,5 tỷ đồng. Ngoài ra, còn các nguồnvốn bổ sung từ trái phiếu chính phủ và của Bộ NN&PTNT phân cấp,nguồn vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hỗ trợ tái thiết sau thiêntai thành phố phân bổ cũng khá nhiều. Sở NN&PTNT cho biết, tổngnguồn vốn giao cho ngành năm nay, đến đầu tháng 7 mới giải ngân được286,019 tỷ đồng, đạt khoảng 40% kế hoạch. Qua xem xét, tiến độ giảingân cho các dự án chuẩn bị đầu tư là chậm nhất, mới bằng 12% kế hoạchnăm (7,44 tỷ đồng), tiếp đến là vốn thực hiện dự án bằng 27% (80,107 tỷđồng), vốn khắc phục hậu quả thiên tai bằng 38% (46,484 tỷ đồng). Khôngchỉ "tắc" trong việc giải ngân từ nguồn vốn của thành phố mà việc giảingân các nguồn vốn của Trung ương cũng chẳng dễ. Đến đầu tháng 7, SởNN&PTNT Hà Nội mới giải ngân các nguồn vốn trái phiếu chính phủđược 143,684 tỷ đồng, bằng 46% kế hoạch năm, vốn Bộ NN&PTNT phân bổđược 14,884 tỷ đồng, bằng 18,4% kế hoạch.
Lýgiải về những khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, triển khai thựchiện thi công các công trình trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Lưu VănHải - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, những tháng đầu năm nay dochưa thực hiện phân cấp nên việc thực hiện các dự án phải triển khaitheo các quyết định cũ. Đến tháng 4-2009, UBND thành phố ban hành Quyếtđịnh số 60/2009/QĐ-UBND về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sửdụng vốn ngân sách thành phố nên quá trình thực hiện các dự án đầu tưrất lúng túng, nhất là đối với các dự án nhóm a và b. Vả lại, từ khi HàNội mở rộng, trình tự thủ tục có nhiều điểm chưa tương đồng. Có nhữngdự án, riêng việc giải quyết khâu thủ tục giấy tờ đã tốn thời gian hàngnăm trời.
Cần sự phối hợp đồng bộ
Theolãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội, không ít thì nhiều, dự án nào trongngành cũng bị vướng về mặt bằng. Bà Trần Thị Tuyết Hạnh, Phó Giám đốcCông ty Thủy lợi Sông Nhuệ cho biết, từ năm 2006 đến nay, Công ty đảmnhiệm thi công 6 dự án lớn, tất cả đều gặp khó khăn về mặt bằng. Để kịptiến độ phê duyệt, có những dự án Công ty phải làm cuốn chiếu, có mặtbằng đến đâu thi công đến đó. Không ít dự án đến thời điểm bàn giaocông trình đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng.Thậm chí, một số dự án xử lý khẩn cấp hiện phải tạm nằm "đắp chiếu",như dự án đắp đê chống tràn sông Nhuệ.
Theoông Hải, có rất nhiều khó khăn liên quan đến công tác bồi thường giảiphóng mặt bằng, như thủ tục chưa đầy đủ (thường là các dự án cũ); sựhợp tác trong công tác giải phóng mặt bằng giữa chủ đầu tư và chínhquyền các địa phương còn lỏng lẻo… Để đẩy nhanh việc giải ngân, cần sựphối hợp đồng bộ giữa địa phương, chủ dự án, các ngành chức năng và sựhợp tác của nhân dân. Nếu không khắc phục được những khó khăn trên thìviệc thực hiện các dự án đầu tư của ngành nông nghiệp Thủ đô khó vềđích vào dịp cuối năm.
(Theo Hoài Thu // Hanoimoi Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com