Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ĐBSCL: Nông dân bị thiệt hại 230 tỉ đồng từ phân bón kém chất lượng

Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mới đây, qua kiểm tra 270 sản phẩm phân bón tại các tỉnh phía Nam, cơ quan chức năng phát hiện có 110 sản phẩm không đạt chất lượng công bố. Mỗi sản phẩm có từ 1 đến 3 thành phần có hàm lượng đạm, lân, kali không đạt. Các chỉ tiêu dinh dưỡng thường thiếu từ 1%- 10% so với mức cho phép, thậm chí có sản phẩm hàm lượng đạm, lân, kali thiếu lần lượt là 71,8%, 81,5%, 99,5%.

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long đã kiểm tra, phát hiện 14 loại phân bón kém chất lượng được bán tại các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình. Tỷ lệ đạm, lân, kali... của 14 loại phân này đạt quá thấp so với mức đăng ký. Phân đầu trâu mang nhãn hiệu cơ sở Minh Phú (Kiên Lương, Kiên Giang) đăng ký đạm (N) là 20% nhưng qua phân tích chỉ đạt 0,06%; P2O5 đăng ký 30% nhưng chỉ đạt 0,12%; phân Super lân số 1 mang nhãn hiệu cơ sở Thuận Lợi (Châu Thành, An Giang) đăng ký P2O5 là 16%, nhưng phân tích chỉ đạt 0,03% và 0,1%...

Theo ông Phan Huy Thông, Cục phó Cục Trồng trọt, tình trạng sản xuất phân bón kém chất lượng vẫn kéo dài, chưa được ngăn chặn hiệu quả do mức chế tài hiện tại chưa đủ sức răn đe. Từ giữa năm 2007 đến nay, cơ quan chức năng chỉ chế tài cơ sở vi phạm theo Nghị định số 95 (4-6-2007) với mức phạt tiền tối đa là 20 triệu đồng và có thể phạt bổ sung buộc tái chế hoặc tiêu hủy sản phẩm nhưng văn bản không qui định cụ thể cơ quan nào kiểm tra, giám sát việc tái chế, tiêu hủy sản phẩm kém chất lượng.

Ngoài ra, trong thời gian chờ kết quả kiểm nghiệm, đơn vị vi phạm tẩu tán hết hàng kém chất lượng nhưng cơ quan chức năng đành bó tay, vì chưa có qui định cho tạm giữ lô hàng đó. Còn Nghị định số 54 (có hiệu lực từ ngày 31-7-2009) qui định mức phạt tối đa là 30 triệu đồng, kèm theo hình thức phạt bổ sung là buộc tiêu hủy hoặc tái chế sản phẩm vi phạm. Nhưng như thế vẫn chưa đủ sức răn đe vì lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh phân kém chất lượng quá lớn. Theo Cục Trồng trọt, chỉ tính tại ĐBSCL, thời gian qua, nông dân đã bị thiệt hại 230 tỉ đồng do mua phải phân bón kém chất lượng.

(Theo Thế Đạt/TTXVN)

  • TPHCM: thu ngân sách năm 2009 sẽ không đạt chỉ tiêu
  • Ngành Thép Hải Dương trên bước đường phát triển
  • Mở 2 cặp cửa khẩu phụ giữa Tây Ninh và Pvây Vêng (Campuchia)
  • Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai: xuất nhập khẩu 8 tháng đạt trên 300 triệu USD
  • Diện tích bông vải Tây Nguyên tăng gấp 15 lần
  • Trong quý IV-2009 triển khai GPMB dự án mở rộng đường Thanh Nhàn
  • Nông nghiệp Điện Biên phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2009
  • Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi