Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội “hoãn binh” việc đổi giờ làm, học

picture
Lãnh đạo thành phố cho rằng, để việc thay đổi giờ làm, học có hiệu quả cao, cần phải có thêm thời gian tuyên truyền.

UBND thành phố Hà Nội vừa kiến nghị Thủ tướng cho lùi thời gian thực hiện việc đổi giờ làm, học sang tháng 2/2012, thay vì thực hiện từ đầu tháng 1 như đề xuất trước đó.

Trong tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho rằng, sau khi báo cáo lần cuối và nhận được chỉ đạo từ thường trực Thành ủy, UBND thành phố đã quyết định và báo cáo Thủ tướng việc điều chỉnh phương án đổi giờ học, làm bắt đầu từ 1/1/2012.

Tuy nhiên, sau khi thảo luận, lãnh đạo thành phố cho rằng, để việc thay đổi giờ làm, học có hiệu quả cao, cần phải có thêm thời gian tuyên truyền, phổ biến về quy định đổi giờ; hạn chế khó khăn phát sinh cho những người thuộc diện phải điều chỉnh giờ, nhất là trong thời điểm cuối năm.

Bên cạnh đó, so với phương án được UBND thành phố Hà Nội dự định thực hiện gần đây, phương án trình Thủ tướng lần này có điều chỉnh chút ít về thời gian đối với các nhóm chịu ảnh hưởng.

Theo đó, nhóm sinh viên, học sinh THPT có thời gian học buổi sáng bắt đầu trước 7h và buổi chiều kết thúc sau 19h (phương án cũ là 6h30 và 19h).

Nhóm học sinh mầm non, tiểu học, THCS có thời gian học ca sáng bắt đầu từ 8h và ca chiều kết thúc vào 17h (phương án cũ: 7h30 và 17h30); bố trí giáo viên đón các cháu từ 7h30 và trả đến 17h30.

Nhóm công chức, viên chức (cả Hà Nội và trung ương) giữ nguyên giờ làm từ 8h đến 17h. Nhóm trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) bắt đầu làm từ 9h sáng, kết thúc sau 19h. Các nhóm khác không thay đổi.

Pham vi điều chỉnh giờ học, giờ làm được Hà Nội thống nhất thực hiện ở 10 quận và hai huyện Thanh Trì, Từ Liêm như trước.

Theo UBND thành phố Hà Nội, phương án đổi giờ làm này tạo được sự chênh lệch thời gian giữa các nhóm khoảng một giờ, đủ để đảm bảo giãn mật độ phương tiện tham gia giao thông trong giờ cao điểm. Việc điều chỉnh giờ làm sẽ được thành phố triển khai đồng bộ với các giải pháp làm giảm ùn tắc giao thông khác.

(Theo Vneconomy)

  • Bắc Giang: “Giải mã" việc doanh nghiệp ồ ạt mua lá vải khô bán ra nước ngoài
  • Hà Nội có thêm 29 đường, phố mới
  • Bà Rịa-Vũng Tàu: Nơi hội tụ phát triển kinh tế biển
  • Hà Nội sẽ xây 20 bãi đỗ xe cao tầng trong nội đô
  • Thu hút đầu tư FDI vào ĐBSCL hơn 7,6 tỉ đô la
  • Hà Nội có thể chi tiêu khoảng 24.000 tỷ đồng trong tháng Tết
  • Long An: CPI tháng 10/2011 tăng 0,48%
  • Quảng Ngãi chấp thuận dự án resort 69 ha
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi